Trường Học Thông Minh Là Gì? Triển Khai Mô Hình Như Thế Nào?

truong-hoc-thong-minh

Trong những năm trở lại đây, khái niệm trường học thông minh đang nhận được nhiều sự quan tâm từ các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục cả trong và ngoài nước. Mô hình này mang đến nhiều lợi ích to lớn trong việc tạo ra một hệ sinh thái toàn diện giúp kết nối giữa giáo viên, học sinh và nhà trường.

Trong bài viết này, hãy cùng PHX Smart School tìm hiểu trường học thông minh là gì cũng như cái nhìn tổng quát nhất đối với mô hình này.

1. Trường Học Thông Minh Là Gì?

Trường học thông minh hay còn được gọi là trường học số, là mô hình trường học áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao trải nghiệm học tập, hiệu quả giảng dạy và tối ưu hóa các quy trình vận hành trong nhà trường. 

truong-hoc-thong-minh-la-gi
Trường học thông minh là gì?

Trong đó, các công nghệ này tập trung vào một số hạng mục như cơ sở vật chất, trang thiết bị phòng học, thiết bị tự động hóa và kết nối dữ liệu. Qua đó, xây dựng một môi trường học tập hiện đại, kết nối và thuận tiện cho việc trao đổi thông tin giữa học sinh, giáo viên và nhà trường. 

Đối với nhà trường, xây dựng trường học thông minh không chỉ dừng lại ở việc cải thiện hiệu quả vận hành mà còn là để trang bị cho học sinh các kỹ năng sử dụng công nghệ và tư duy số. Từ đó có thể chuẩn bị cho các em thích nghi với cuộc sống và môi trường trong kỷ nguyên số.

2. Các Đặc Điểm Của Trường Học Thông Minh

Về cơ bản, trường học thông minh tập trung chủ yếu vào các công nghệ, giải pháp giáo dục được ứng dụng trong giảng dạy và vận hành. Tuy nhiên trên thực tế, mô hình này còn nhiều yếu tố đặc trưng khác chưa được đề cập tới. Hãy cùng PHX Smart School tìm hiểu trong phần dưới đây.

2.1. Ứng dụng công nghệ trong dạy và học

Mô hình trường học thông minh được xây dựng với mục đích chính là đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao hiệu quả học tập. 

Trong đó, giáo viên sử dụng các công cụ như bảng tương tác, màn hình cảm ứng, và các phần mềm giáo dục để trình bày bài giảng sinh động hơn. Các phần mềm mô phỏng, thực tế ảo (VR), và thực tế tăng cường (AR) giúp học sinh có trải nghiệm học tập trực quan, sinh động như trong một số môn học về thí nghiệm khoa học hay tham quan địa điểm lịch sử. 

ung-dung-cong-nghe-thuc-te-ao-trong-truong-hoc-thong-minh
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong trường học thông minh

Bên cạnh đó, trải nghiệm học tập của học sinh cũng sẽ được cá nhân hóa. Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng phân tích dữ liệu học tập của học sinh và đề xuất các tài liệu, bài tập phù hợp với trình độ, sở thích và nhu cầu của từng em, giúp nâng cao hiệu quả học tập.

Hơn nữa, học sinh có thể truy cập vào các nền tảng học liệu mở, thư viện số, và các khóa học trực tuyến để tự nghiên cứu, khám phá các kiến thức mới. Việc sử dụng các ứng dụng học tập di động cũng giúp học sinh có thể chủ động học tập mọi lúc mọi nơi

2.2. Hệ thống quản lý điện tử

Hệ thống quản lý điện tử là một cấu phần quan trọng, thường thấy ở các mô hình trường học thông minh. Hệ thống này được ứng dụng nhằm số hóa toàn bộ các quy trình quản lý và vận hành truyền thống của trường học. Thông qua hệ thống, nhà trường và đội ngũ vận hành có thể kiểm soát các hoạt động từ xa từ quản lý đào tạo cho đến quản lý an ninh.

Bên cạnh đó, hệ thống quản lý điện tử đồng thời thực hiện việc lưu trữ và quản lý toàn bộ các dữ liệu liên quan đến học sinh, chương trình đào tạo và các giấy tờ, dữ liệu nội bộ của nhà trường. Bằng việc sử dụng công nghệ lưu trữ đám mây, các dữ liệu này sẽ được truy cập dễ dàng ở nhiều thiết bị khi được phân quyền truy cập. 

Ngoài ra, hệ thống đồng thời có thể liên kết với các hệ thống khác như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, và quản lý cơ sở vật chất, tạo thành một hệ sinh thái thống nhất và thông minh, giúp tối ưu hóa quy trình vận hành.

2.3. Hạ tầng kết nối toàn diện

Đặc điểm tiếp theo trong mô hình trường học thông minh là hệ thống kết nối mạng (Wifi), Hệ thống này bao gồm các thành phần như: mạng Wi-Fi, hệ thống máy chủ, hệ thống điều khiển, các thiết bị IoT, và các phần mềm quản lý học tập, hành chính.

Đây là hệ thống đảm bảo sự thông suốt trong việc truy cập, chia sẻ, giao tiếp thông tin giữa các bộ phận, đối tượng trong nhà trường. Đồng thời tạo điều kiện cho các lớp học tương tác, dạy và học từ xa diễn ra một cách ổn định. 

Về việc quản lý dữ liệu, trường sẽ sử dụng các nền tảng lưu trữ đám mây để quản lý và chia sẻ tài liệu học tập, bài giảng, và các thông tin nội bộ. Điều này cho phép người dùng trong nhà trường có thể truy cập một cách dễ dàng mọi lúc, mọi nơi và trên mọi thiết bị có kết nối internet.

2.4. Môi trường học tập linh hoạt

Môi trường học tập linh hoạt là không gian giáo dục cho phép học sinh và giáo viên tương tác với tài liệu và phương pháp học tập theo nhiều cách khác nhau. Điều này bao gồm việc sử dụng công nghệ để học tập từ xa, học tập qua các thiết bị di động và điều chỉnh nội dung học tập tùy theo nhu cầu cá nhân.

Một mô hình trường học thông minh cần đảm bảo đầy đủ các phòng học chức năng và được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Không gian lớp học được bố trí linh hoạt, có thể thay đổi nhanh chóng từ các dãy bàn ghế truyền thống sang mô hình học nhóm, thảo luận.

truong-hoc-thong-minh-duoc-dau-tu-cac-phong-chuc-nang-hien-dai
Trường học thông minh được đầu tư các phòng chức năng hiện đại

Ngoài các phòng học truyền thống, trường còn có các không gian học tập mở như khu vực thư viện, khu vực sáng tạo, phòng thí nghiệm khoa học, khu vực thể thao… để học sinh có thể thảo luận nhóm, làm dự án, hay tham gia các hoạt động thực hành.

2.5. Hỗ trợ học tập trực tuyến

Hỗ trợ học tập trực tuyến là việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số và internet để cung cấp các công cụ, nội dung và dịch vụ học tập từ xa. Trường học thông minh có khả năng tổ chức các lớp học trực tuyến. Học sinh có thể tham gia các buổi học, thảo luận, và kiểm tra trực tuyến từ xa, đảm bảo tiến độ học tập ngay cả khi không thể đến trường.

mot-so-he-thong-LMS-pho-hien-hien-nay
Một số hệ thống LMS phổ biến hiện nay

Bên cạnh đó, trường học cần triển khai các hệ thống quản lý toàn diện các hoạt động trong công tác đào tạo như hệ thống LMS. Một số hệ thống LMS phổ biến hiện nay như Moodle, PHX Smart School cung cấp đầy đủ các công cụ để giáo viên đăng tải bài giảng, giao bài tập, và chấm điểm trực tuyến. Học sinh có thể truy cập vào hệ thống để làm bài, theo dõi tiến độ học tập, và nhận phản hồi từ giáo viên một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Tìm hiểu thêm: LMS Là Gì? Những Lợi Ích To Lớn Mà Hệ Thống LMS Mang Lại 

2.6. Tích hợp trí tuệ nhân tạo

Tích hợp trí tuệ nhân tạo trong trường học thông minh là việc sử dụng các công nghệ AI để hỗ trợ và tối ưu hóa quá trình dạy và học. AI được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu học tập của học sinh. Thông qua đó để phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu và xu hướng học tập của từng em. Từ đó đưa ra những phương pháp giảng dạy và hỗ trợ phù hợp, giúp học sinh cải thiện kết quả học tập.

Dựa trên kết quả phân tích, hệ thống AI có thể tự động đề xuất các tài liệu học tập, bài tập bổ sung, hoặc các khóa học phù hợp với từng học sinh, giúp các em có lộ trình học tập cá nhân hóa và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, một số công nghệ AI có thể hỗ trợ chấm bài tự động cho các bài kiểm tra trắc nghiệm, đánh giá nội dung bài viết, hoặc thậm chí phân tích các bài tập thực hành để cung cấp phản hồi chi tiết cho học sinh. Điều này giúp giảm tải công việc cho giáo viên và tăng tốc độ đánh giá kết quả học tập.

2.7. Tăng cường sự tham gia của phụ huynh

Các trường học thông minh hiện nay đang phát triển các phần mềm giúp phụ huynh có thể theo dõi tình hình học tập, lịch sử điểm danh, và các hoạt động của con em mình qua các ứng dụng hoặc cổng thông tin trực tuyến. Họ cũng có thể nhận thông báo từ nhà trường về các sự kiện, buổi họp phụ huynh, hoặc các thông tin quan trọng khác.

Bên cạnh đó, các công cụ liên lạc trực tuyến như email, chat, hoặc hệ thống nhắn tin nội bộ giúp phụ huynh có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên về tiến độ học tập và tình hình của con em. Điều này giúp tăng cường sự hợp tác và tham gia giữa nhà trường và gia đình.

3. Ưu Điểm/ Nhược Điểm Của Mô Hình Trường Học Thông Minh

3.1. Ưu điểm của trường học thông minh

4-uu-diem-cua-mo-hinh-truong-hoc-thong-minh
4 Ưu điểm của mô hình trường học thông minh

Mô hình trường học thông minh không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn thay đổi cách quản lý và kết nối trong môi trường học tập. Vậy những ưu điểm nổi bật của mô hình này là gì?

  • Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập

Hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) được tích hợp có thể phân tích điểm mạnh, điểm yếu, đề xuất các tài liệu bổ sung hoặc các bài tập phù hợp. Qua đó cá nhân hóa lộ trình học tập giúp học sinh tiến bộ nhanh hơn.

Ngoài ra, việc sử dụng các trò chơi, bài tập trắc nghiệm trực tuyến hoặc các buổi thảo luận nhóm có thể thu hút sự tham gia của học sinh. Biến quá trình học trở nên thú vị và đầy tính trải nghiệm. 

  • Tối ưu hóa quản lý và vận hành

Hệ thống quản lý học tập và hành chính được số hóa giúp nhà trường lưu trữ và truy xuất thông tin học sinh, giáo viên, và các hoạt động nhà trường một cách nhanh chóng và hiệu quả. Từ đó giúp giảm thiểu sai sót, bảo mật dữ liệu và dễ dàng theo dõi quá trình học tập của học sinh.

Các quy trình như điểm danh, xếp thời khóa biểu, chấm bài, và báo cáo kết quả học tập trong trường học thông minh có thể được tự động hóa, giúp giảm bớt khối lượng công việc cho giáo viên và nhân viên hành chính. 

Các hệ thống báo cáo và phân tích dữ liệu có khả năng cung cấp các báo cáo chi tiết về hiệu quả giảng dạy, sự tiến bộ của học sinh, và các vấn đề cần cải thiện. Nhờ vậy, ban lãnh đạo nhà trường có thể đưa ra các quyết định chính xác hơn để nâng cao chất lượng giáo dục.

  • Cải thiện sự kết nối và giao tiếp

Thông qua các ứng dụng di động, phụ huynh có thể theo dõi tiến độ học tập của con em mình, nhận thông báo về điểm số, lịch thi, và các hoạt động của nhà trường. Điều này giúp xây dựng một mối quan hệ gắn kết và hợp tác giữa nhà trường và phụ huynh.

Các công cụ như email, tin nhắn nội bộ, và các diễn đàn trực tuyến giúp giáo viên và học sinh dễ dàng trao đổi, giải đáp thắc mắc và hỗ trợ lẫn nhau ngoài giờ học chính khóa. 

Bên cạnh đó, mô hình trường học thông minh khuyến khích sự hợp tác và chia sẻ thông tin giữa các giáo viên, học sinh, và phụ huynh. Các nền tảng trực tuyến cung cấp không gian để thảo luận, chia sẻ tài liệu, và tổ chức các hoạt động ngoại khóa trực tuyến, giúp xây dựng một môi trường trao đổi hiệu quả. 

  • Phát triển các kỹ năng mới

Việc tiếp xúc và sử dụng các thiết bị công nghệ như bảng tương tác hay phần mềm học tập giúp học sinh rèn luyện các kỹ năng số cần thiết cho tương lai. 

Các dự án học tập đa dạng và phong phú, kết hợp với các hoạt động thực hành sáng tạo, giúp học sinh phát triển tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề. Các công cụ công nghệ hiện đại hỗ trợ việc thực hiện các dự án nhóm, giúp học sinh khám phá và sáng tạo trong quá trình học tập. 

Đối với giáo viên và đội ngũ nhà trường, các kỹ năng công nghệ thông tin và năng lực chuyên môn cũng sẽ được trau dồi trong quá trình làm việc khi được tích hợp công nghệ. Từ đó, khai thác tối đa các lợi ích mà các giải pháp đem lại để phục vụ cho việc vận hành trường học cũng như giảng dạy đạt

3.2. Nhược điểm của trường học thông minh

5-nhuoc-diem-cua-mo-hinh-truong-hoc-thong-minh
5 Nhược điểm của mô hình trường học thông minh

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, mô hình trường học thông minh có một số điểm hạn chế khiến cho đến nay tỷ lệ các trường triển khai và hoàn thiện mô hình này vẫn còn thấp.

  • Chi phí đầu tư cao

Để xây dựng một trường học thông minh, các trường cần đầu tư vào thiết bị công nghệ hiện đại và các phần mềm quản lý học tập. Chi phí này có thể trở thành gánh nặng lớn, đặc biệt đối với các trường công lập hoặc những cơ sở giáo dục có nguồn lực tài chính hạn chế.

Ngoài việc trang bị công nghệ, việc đào tạo giáo viên và nhân viên sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ cũng cần chi phí đáng kể. Họ cần tham gia các khóa đào tạo thường xuyên để nắm bắt và ứng dụng các công nghệ mới vào giảng dạy và quản lý.

  • Yêu cầu hạ tầng kỹ thuật tốt

Mô hình yêu cầu có mạng Internet ổn định và nhanh chóng để đảm bảo hoạt động học tập trực tuyến diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, không phải tất cả các khu vực đều có hạ tầng mạng tốt, dẫn đến việc học sinh có thể bị gián đoạn trong quá trình học.

Ngoài ra, việc trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ cho học sinh và giáo viên là cần thiết. Nếu một số học sinh không có thiết bị cá nhân như máy tính hoặc máy tính bảng, sự chênh lệch trong điều kiện học tập sẽ xuất hiện, ảnh hưởng đến kết quả học tập chung.

  • Khả năng tiếp cận không đồng đều

Không phải tất cả học sinh đều có cùng mức độ kỹ năng số hoặc khả năng tiếp cận công nghệ. Điều này có thể dẫn đến tình trạng một số học sinh cảm thấy lúng túng hoặc không theo kịp trong môi trường học tập mới, trong khi những em khác có thể phát triển nhanh chóng.

Hơn nữa, học sinh từ các vùng nông thôn hoặc các khu vực kém phát triển có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ và internet, làm tăng khoảng cách giáo dục giữa các khu vực.

  • Phụ thuộc vào công nghệ

Mô hình trường học thông minh phụ thuộc vào công nghệ, vì vậy bất kỳ sự cố nào như mất điện, hỏng hóc thiết bị, hoặc sự cố mạng đều có thể làm gián đoạn quá trình học tập. Điều này có thể gây căng thẳng cho cả giáo viên và học sinh.

Sử dụng công nghệ thông tin cũng mang lại rủi ro về bảo mật dữ liệu. Thông tin cá nhân của học sinh và giáo viên có thể bị rò rỉ hoặc bị tấn công, gây ra lo ngại về quyền riêng tư.

  • Thay đổi thói quen

Việc chuyển từ mô hình giáo dục truyền thống sang trường học thông minh có thể gặp phải nhiều khó khăn. Một số giáo viên có thể khó khăn trong việc thích ứng với phương pháp giảng dạy mới, trong khi học sinh cũng cần thời gian để làm quen với công nghệ và cách học tập mới.

Mặc dù công nghệ có thể tăng cường sự hấp dẫn trong việc học, nhưng nó cũng có thể làm giảm sự chú ý của học sinh nếu không được quản lý tốt. Học sinh có thể dễ dàng bị phân tâm bởi các hoạt động trực tuyến khác hoặc các yếu tố bên ngoài.

4. So Sánh Mô Hình Trường Học Thông Minh Và Trường Học Thường

so-sanh-mo-hinh-truong-hoc-thong-minh-va-truong-hoc-thuong
So sánh mô hình trường học thông minh và trường học thường

Việc ứng dụng công nghệ vào trường học đã khiến nhiều yếu tố trong mô hình trường học thường thay đổi, từ phương pháp giảng dạy cho đến quản lý hành chính. Bảng so sánh dưới đây sẽ diễn tả rõ nét những điểm khác biệt đặc trưng giữa hai mô hình này. 

 

Tiêu chí Trường học thường Trường học thông minh
Chiến lược phát triển Tập trung vào việc duy trì chất lượng giáo dục Tập trung vào đổi mới sáng tạo, áp dụng công nghệ và cá nhân hóa học tập.
Cơ sở vật chất Phòng học truyền thống, ít trang thiết bị công nghệ. Phòng học được trang bị thiết bị công nghệ hiện đại như bảng tương tác, máy chiếu, thiết bị IoT.
Chương trình đào tạo – Chương trình giảng dạy đồng bộ, theo tiêu chuẩn & quy định của Bộ GD&ĐT

– Thiếu linh hoạt

– Chưa tập trung phát triển các kỹ năng STEM

– Chương trình đa dạng với các nội dung học tập được cá nhân hóa

– Linh hoạt

– Tập trung phát triển các kỹ năng STEM

Học sinh – Ít cơ hội sử dụng các công nghệ trong học tập

– Học tập theo khung chương trình cố định

– Ít cơ hội tiếp cận và rèn luyện các kỹ năng số, tập trung chủ yếu vào kiến thức học thuật.

– Cơ hội tận dụng công nghệ vào học tập

– Học tập theo định hướng phù hợp với năng lực cá nhân

– Tích hợp các kỹ năng số vào chương trình học

– Rèn luyện kỹ năng sử dụng công nghệ thông qua các hoạt động học tập hàng ngày.

Phương pháp giảng dạy Giáo viên là trung tâm, giảng dạy chủ yếu bằng phương pháp truyền đạt kiến thức. Học sinh là trung tâm, áp dụng các phương pháp học tập chủ động và tương tác như học qua dự án, e-learning, flipped classroom.
Quản lý học tập Thủ công, sử dụng sổ sách và phần mềm cơ bản để quản lý điểm số và hồ sơ học sinh. Số hóa toàn bộ quản lý học tập thông qua hệ thống LMS, quản lý hồ sơ, kết quả học tập và tiến độ học tập tự động.
Hình thức đánh giá Đánh giá dựa trên điểm số và bài kiểm tra định kỳ. Đánh giá đa dạng qua các bài tập dự án, bài thuyết trình, và theo dõi tiến độ học tập liên tục.
Quản lý hành chính – Thủ công

– Ít sử dụng công nghệ, giấy tờ nhiều.

– Quản lý số hóa

– Tự động hóa quy trình hành chính, giảm thiểu giấy tờ, tối ưu hóa quy trình làm việc.

Giao tiếp và kết nối – Hình thức gặp mặt trực tiếp

– Liên hệ qua điện thoại, ít công cụ hỗ trợ

– Hình thức gặp mặt trực tiếp & trực tuyến

– Tận dụng các công cụ kết nối như phòng chat, trao đổi, thảo luận được tích hợp sẵn

Hỗ trợ học tập – Hỗ trợ học tập chủ yếu qua lớp học phụ đạo, giáo viên chủ nhiệm.

– Học tập từ xa bị giới hạn, chủ yếu học trực tiếp tại lớp

– Hỗ trợ học tập đa dạng qua các công cụ trực tuyến, trợ lý ảo, học liệu số hóa, và các khóa học bổ trợ theo nhu cầu.

– Học tập từ xa qua các nền tảng trực tuyến mọi lúc, mọi nơi

Đào tạo giáo viên Giáo viên ít được đào tạo về kỹ năng công nghệ, chủ yếu tập huấn theo chương trình giáo dục truyền thống. Giáo viên được đào tạo liên tục về công nghệ, phương pháp giảng dạy mới, và kỹ năng số để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trong môi trường số hóa.
Khả năng thích ứng Khó khăn trong việc thay đổi và thích ứng với những cải tiến mới. Linh hoạt, dễ dàng áp dụng các phương pháp, công nghệ mới vào giảng dạy và quản lý.

Sự khác biệt giữa mô hình trường học thông minh và trường học thường không chỉ nằm ở việc ứng dụng công nghệ mà còn ở chương trình và phương pháp học tập. Trường học thông minh hướng tới cá nhân hóa trải nghiệm học tập và tối ưu hóa qua trí tuệ nhân tạo, trong khi trường học thường thì không làm được. Tuy nhiên, cả hai mô hình đều có vai trò nhất định và cần được xem xét kỹ lưỡng trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục.

5. Triển Khai Xây Dựng Trường Học Thông Minh Như Thế Nào?

6-buoc-xay-dung-truong-hoc-thong-minh
6 Bước xây dựng trường học thông minh

Để triển khai xây dựng mô hình trường học thông minh, các cơ sở giáo dục cần thực hiện một lộ trình cụ thể và toàn diện từ bước lên kế hoạch, xây dựng hạ tầng, cho đến việc đào tạo nhân lực và triển khai công nghệ. Dưới đây là các bước chính để thực hiện.

5.1. Lập kế hoạch và chiến lược phát triển

Xác định mục tiêu

Định rõ mục tiêu giáo dục và những thay đổi mong muốn đạt được thông qua việc áp dụng mô hình trường học thông minh.

Khảo sát và đánh giá hiện trạng

Xác định các nhu cầu cụ thể của học sinh, giáo viên, và nhân viên, đồng thời đánh giá cơ sở vật chất và nguồn lực hiện tại.

Lên kế hoạch chi tiết

Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, bao gồm lộ trình, nguồn vốn, đối tác cung cấp công nghệ, và các giai đoạn thực hiện.

5.2. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ

Xây dựng hạ tầng kết nối

Đảm bảo hệ thống mạng Internet nhanh và ổn định, đủ đáp ứng nhu cầu học tập trực tuyến và các hoạt động số hóa khác.

Trang bị thiết bị công nghệ

Đầu tư vào các thiết bị cần thiết như máy tính, bảng tương tác, thiết bị IoT, hệ thống âm thanh, camera giám sát, và hệ thống điều khiển thông minh.

Xây dựng hệ thống lưu trữ và quản lý dữ liệu

Cài đặt hệ thống máy chủ, phần mềm quản lý học tập (LMS), hệ thống bảo mật, và các nền tảng lưu trữ dữ liệu trực tuyến.

5.3. Ứng dụng công nghệ

Xây dựng chương trình học số hóa

Phát triển các tài liệu, bài giảng, và học liệu số phù hợp với từng cấp học và môn học, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Sử dụng các nền tảng học tập trực tuyến

Triển khai hệ thống LMS và các nền tảng học tập trực tuyến để quản lý lớp học, bài tập, và theo dõi tiến độ học tập của học sinh.

Ứng dụng giải pháp dạy và học

Sử dụng các công cụ như AR/VR, gamification, và các thiết bị tương tác để tăng cường trải nghiệm học tập của học sinh.

5.4. Đào tạo nguồn nhân lực

Giáo viên

Tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng công nghệ, phương pháp giảng dạy hiện đại, và quản lý lớp học thông minh cho giáo viên.

học sinh

Cung cấp hướng dẫn và đào tạo kỹ năng số cho học sinh để giúp các em làm quen với môi trường học tập số hóa.

Nhân sự quản lý

Đào tạo đội ngũ quản lý và nhân viên hành chính trong việc sử dụng hệ thống quản lý trường học và các công cụ hỗ trợ quản lý.

5.5. Triển khai và thử nghiệm

Thử nghiệm ở quy mô nhỏ

Thực hiện thử nghiệm mô hình tại một số lớp học hoặc khu vực trong trường để đánh giá hiệu quả và khắc phục các vấn đề phát sinh.

Thu thập ý kiến phản hồi

Lấy ý kiến phản hồi từ giáo viên, học sinh, và phụ huynh để điều chỉnh và hoàn thiện mô hình.

Đánh giá và cải tiến

Đánh giá kết quả thử nghiệm và lên kế hoạch điều chỉnh trước khi mở rộng mô hình ra toàn trường.

5.6. Duy trì và mở rộng

Mở rộng quy mô áp dụng

Áp dụng mô hình trường học thông minh trên toàn trường hoặc triển khai đến các cơ sở giáo dục khác nếu phù hợp.

Cập nhật công nghệ

Theo dõi và cập nhật các công nghệ mới nhất để đảm bảo hệ thống luôn đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục trong tương lai.

Duy trì và nâng cấp hệ thống

Liên tục kiểm tra, bảo trì và nâng cấp hệ thống công nghệ, thiết bị và hạ tầng để đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.

6. Tạm Kết

Trường học thông minh không chỉ là xu hướng mà còn là giải pháp tất yếu để đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện đại. Việc triển khai mô hình này đòi hỏi sự đầu tư và thay đổi toàn diện từ hạ tầng, phương pháp giảng dạy đến quản lý. Tuy còn nhiều thách thức, nhưng những lợi ích vượt trội mà nó mang lại sẽ tạo ra bước tiến lớn cho giáo dục trong tương lai.

Nhằm thực hiện hóa mục tiêu trên, đội ngũ PHX Smart School luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng các nhà trường, tổ chức giáo dục. Chúng tôi luôn nỗ lực đổi mới để tạo ra những giải pháp tiên tiến, giúp nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý. 

Nếu quý nhà trường mong muốn được trao đổi trực tiếp về việc triển khai mô hình trường học thông minh, xin vui lòng liên hệ ngay với chuyên viên để thực hiện đặt lịch.

CTCP Dịch Vụ Và Giải Pháp Công Nghệ Giáo Dục PHX Smart School

SĐT: (+84)869 185 044 

Email: office@prati.com.vn 

Fanpage: https://www.facebook.com/phx.smartschool

 

Hãy đánh giá nếu bài viết hữu ích nhé!

One thought on “Trường Học Thông Minh Là Gì? Triển Khai Mô Hình Như Thế Nào?

  1. ngocvm says:

    Công ty có thể cho trải nghiệm thử các mô hình trường học thông minh được triển khai rồi được không ạ?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *