Lớp học thông minh là gì? 05 Đặc điểm của lớp học thông minh

Lớp học thông minh

Cập nhật lần cuối vào Tháng mười hai 30th, 2024 at 08:27 sáng

Trong thời đại công nghệ số, lớp học thông minh đang trở thành xu hướng đổi mới giáo dục với những lợi ích vượt trội. Vậy những lợi ích đấy thực sự là gì? Tại sao ngày càng nhiều trường học áp dụng mô hình này? Hãy cùng PHX Smart School khám phá chi tiết về mô hình lớp học thông minh và 05 ưu điểm của mô hình này đối với nền giáo dục hiện đại ngay trong bài viết này.

1. Lớp Học Thông Minh Là Gì?

lớp học thông minh
lớp học thông minh là gì

Lớp học thông minh, hay phòng học thông minh, là mô hình lớp học kỹ thuật số được trang bị các công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo, cũng như cho phép nhà trường áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau. Lớp học thông minh được xem là giải pháp giáo dục cấp tiến trong thời đại số, hướng đến việc cung cấp cho các em học sinh môi trường học tập lành mạnh, tràn đầy hứng thú.

Một lớp học thông minh đạt tiêu chuẩn sẽ cần đảm bảo được 02 yếu tố cốt lõi: hệ thống quản lý và trang thiết bị dạy học:

  • Trang thiết bị dạy học: Các thiết bị hiện đại như máy chiếu tương tác, máy tính bảng, bục giảng thông minh, hệ thống camera,… ngoài việc giúp các thầy cô có thể dễ dàng điều tiết lớp học, giúp bài giảng sinh động, trực quan, mà còn giúp các em học sinh tiếp thu hiệu quả, gia tăng khả năng tương tác trong lớp học.
  • Hệ thống quản lý: Lớp học được quản lý thông qua các phần mềm, hệ thống (LMS và E-Learning), giúp các thầy cô dễ dàng giám sát, đánh giá chính xác hoc lực của từng em học sinh. Ngoài ra các thầy cô có thể dễ dàng truy cập vào kho giáo án, bài giảng điện tử được lưu trên hệ thống, hoặc triển khai các lớp học trực tuyến.

Các lớp học thông minh cho phép nhà trường tận dụng tối đa lợi thế của mạng Internet và ứng dụng chúng vào trong các tiết học. Giáo viên có thể dễ dàng ứng dụng các công cụ tìm kiếm (Google, Bing), công cụ chia sẻ Video (Youtube) hay các trang tài liệu giáo dục trực tuyến. Đây là các yếu tố quan trọng trong giáo dục số, giúp các buổi học sinh động và hiệu quả hơn rất nhiều.

Việc triển khai mô hình Lớp học thông minh là một phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng trường học thông minh. Đây là mô hình giáo dục đổi mới, giúp nâng cao khả năng tương tác giữa giáo viên và hoc sinh, cung cấp cho các thầy cô công cụ để tạo ra các buổi thảo luận, giáo dục trực quan trong lớp, nâng cao chất lượng giáo dục..

2. Các Đặc Điểm Cơ Bản Của Lớp Học Thông Minh

Việc ứng dụng nhiều các giải pháp công nghệ vào trong quá trình giảng dạy đã khiến cho mô hình lớp học thông minh có nhiều sự thay đổi đáng kể so với các mô hình trước đậy. Cụ thể như sau:

lớp học thông minh
5 đặc điểm cơ bản của lớp học thông minh

2.1. Không gian học tập linh hoạt và tối ưu hóa

Một trong những đặc điểm nổi bật của lớp học thông minh là không gian lớp học được thiết kế một cách linh hoạt. Điều này thể hiện ở việc các vị trí ngồi của học viên có thể thay đổi tùy ý để học bài giảng, làm việc nhóm, học trực tuyến,…

lớp học thông minh
Không gian học tập linh hoạt trong lớp học thông minh

Bên cạnh đó, các hệ thống điều khiển hình ảnh, âm thanh, ánh sáng tự động cũng góp phần tạo ra môi trường học tập lý tưởng cho người học. Từ đó giúp họ gia tăng sự tập trung đối với bài giảng. 

2.2. Sử dụng các thiết bị tương tác trực quan

Hiện nay, các thiết bị tương tác trực quan đang ngày càng được sử dụng phổ biến, với khả năng giúp học viên dễ dàng hình dung về nội dung bài giảng. Trong đó có bảng trắng kỹ thuật số, với các tính năng nổi bật có thể thay thế cho bảng đen thông thường.

Thiết bị này có thể thực hiện các thao tác như viết, xóa, vẽ tương tự như bảng đen. Điểm nổi bật nhất của bảng trắng kỹ thuật số là tương tác cảm ứng, cho phép kéo thả một cách dễ dàng. Điều này đặc biệt hữu ích cho các môn học yêu cầu hình ảnh trực quan như hình học, mỹ thuật, và khoa học công nghệ. Thêm vào đó, nó còn cho phép trình chiếu video và hình ảnh thực tế, mang đến trải nghiệm học tập thú vị cho người học.

Ngoài bảng trắng, công nghệ AR (thực tế ảo tăng cường) cũng đang được ứng dụng để tạo ra các liên kết với đời thực trên không gian ảo. Thông qua các thiết bị di động như máy tính bảng, AR cho phép biến những hình ảnh tĩnh trở nên sống động khi được quét qua. Qua đó mở ra trải nghiệm mới lạ cho người học. 

lớp học thông minh
Công nghệ AR được ứng dụng trong lớp học thông minh

2.3. Phương pháp giảng dạy thích ứng

Mô hình lớp học thông minh thường áp dụng các phương pháp giảng dạy linh hoạt, phù hợp với từng môn học để tối ưu hóa chất lượng giảng dạy. Chẳng hạn, đối với các môn xã hội như văn học, lịch sử, hay địa lý, việc sử dụng video tư liệu thực tế hoặc phim tài liệu giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ các thông tin, dữ kiện trong lý thuyết. 

Đối với các môn học liên quan đến hình  như mỹ thuật, công nghệ, hay hình học, phương pháp giảng dạy tập trung vào việc minh họa trực quan. Bằng cách sử dụng các thiết bị hiện đại như bảng trắng kỹ thuật số hay công nghệ AR, giảng viên có thể biến những kiến thức khô khan từ sách vở thành những trải nghiệm thực tế, sống động ngay trong lớp học.

2.4. Ứng dụng hệ thống LMS

Hệ thống LMS (hệ thống quản lý dạy học) là công cụ quan trọng cho phép giảng viên và nhà trường thực hiện các hoạt động trong tổ chức và vận hành lớp học thông minh. 

lớp học thông minh
Giao diện hệ thống LMS PHX Smart School

Với khả năng tích hợp linh hoạt, hệ thống LMS có thể đảm nhận việc giám sát hầu hết mọi hoạt động, thiết bị sử dụng trong phòng học thông minh. Từ các tác vụ cơ bản như dạy học trực tuyến (E-learning), lưu trữ bài giảng, và tổ chức kiểm tra trực tuyến. Cho đến các chức năng nâng cao như điểm danh học sinh, liên kết phần mềm bên thứ ba để điều khiển các thiết bị. 

2.5. Phối hợp linh hoạt giữa học trực tiếp hoặc trực tuyến

Với sự hỗ trợ từ các thiết bị di động được kết nối internet, lớp học thông minh cho phép người dùng tổ chức các buổi học trực tuyến ngay tại phòng học. Tùy theo phương pháp giảng dạy, người dạy có thể sắp xếp xen kẽ các buổi học trực tiếp và trực tuyến giúp để đảm bảo hiệu quả học tập cho học sinh.

Bên cạnh việc học tập trên lớp, phương thức học từ xa cũng mang đến sự tiện lợi trong một số trường hợp như học sinh không thể đến lớp học, học sinh muốn được củng cố kiến thức,…

3. Các Thiết Bị Cần Có Trong Phòng Học Thông Minh

Khi nhắc đến một mô hình lớp học thông minh tiêu chuẩn, các trang thiết bị công nghệ hiện đại là yếu tố không thể thiếu. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 3 nhóm thiết bị chính, đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành một phòng học thông minh hiệu quả trong phần dưới đây. 

lớp học thông minh
3 nhóm thiết bị cần có trong lớp học thông minh

3.1. Thiết bị kết nối

Thiết bị kết nối internet là yếu tố tiên quyết trong việc triển khai mô hình phòng học thông minh, vì đây là nền tảng giúp các thiết bị và công cụ hỗ trợ truy cập và chia sẻ dữ liệu. Hầu hết các thiết bị như bảng tương tác, máy chiếu, TV thông minh, và các phần mềm giảng dạy đều yêu cầu kết nối internet. Với số lượng thiết bị sử dụng lớn như trong phòng học thông minh, đòi hỏi đường truyền phải có tốc độ mạnh và ổn định để tránh gián đoạn trong quá trình dạy học.

Hiện nay, các cơ sở giáo dục thường sử dụng hệ thống Wifi Mesh (Bộ kết nối Wifi định tuyến), Router hay Access Point (Bộ truy cập không dây) để đảm bảo băng thông luôn đạt hiệu suất tối đa. Từ đó đáp ứng nhu cầu kết nối của cả giáo viên và học sinh khi truy cập và sử dụng các thiết bị thông minh trong lớp học.

3.2. Thiết bị công nghệ

Sau khi có các thiết bị kết nối, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các trang thiết bị sẽ tham gia hỗ trợ trực tiếp vào quá trình dạy và học của lớp học thông minh. Trong đó có một số các thiết bị phổ biến như:

3.2.1. Bảng trắng kỹ thuật số

Bảng trắng kỹ thuật số là một thiết bị màn hình cảm ứng, có khả năng tương tác với nội dung hiển thị thông qua bút cảm ứng hoặc tay. Bảng thường được kết nối với máy tính và máy chiếu, giúp giáo viên và học sinh tương tác trực tiếp với bài giảng hay các ứng dụng giáo dục.

lớp học thông minh
Hình ảnh minh họa bảng trắng kỹ thuật số

Một số tính năng nổi bật của thiết bị này là hỗ trợ đa định dạng. Từ trình chiếu video, hình ảnh, âm thanh cho đến đồ họa, thực tế ảo tăng cường (AR). Giảng viên cũng có thể chia sẻ nội dung từ các thiết bị cá nhân như laptop hay máy tính bàn lên bảng để thảo luận. Từ đó giúp bài giảng trở nên sống động, tạo nhiều kết nối với học sinh hơn. 

3.2.2. Máy chiếu tương tác

Hiện nay, ngoài các loại máy chiếu phổ thông như máy chiếu LCD (tinh thể lỏng) và máy chiếu Led (ánh sáng Led), một số đơn vị đang ứng dụng các loại máy chiếu tương tác để nâng cao trải nghiệm cho người học. Đây là dạng máy chiếu cho phép tương tác trực tiếp với hình ảnh phát ra từ máy chiếu lên bề mặt phẳng. 

lớp học thông minh
Máy chiếu tương tác trong lớp học thông minh

Máy chiếu tương tác không chỉ có tính năng trình chiếu giống các loại máy chiếu thông thường, người dùng còn có thể tương tác trực tiếp với hình ảnh thông qua bút cảm ứng hoặc tay. Để thực hiện được, máy chiếu sẽ sử dụng các cảm biến hồng ngoại hoặc laser để phát hiện chuyển động và vị trí tay khi người dùng chạm vào bề mặt. 

Với tính năng trên, máy chiếu tương tác giúp giáo viên linh hoạt trong việc thay đổi cách tiếp cận nội dung bài giảng, từ trình bày lý thuyết đến thực hành, từ vẽ sơ đồ đến chơi trò chơi giáo dục.

3.2.3. Hệ thống âm thanh

Trong mô hình lớp học truyền thống, một vấn đề phổ biến là giọng nói của giảng viên không thể truyền đạt rõ ràng đến học sinh ngồi ở cuối lớp, dẫn đến việc tiếp thu không đủ hoặc hiểu sai kiến thức.

lớp học thông minh
Hệ thống âm thanh trong phòng học thông minh

Để khắc phục, hệ thống âm thanh trở thành một giải pháp quan trọng trong mô hình lớp học thông minh. Hệ thống này thường bao gồm loa được lắp đặt xung quanh phòng học, micro không dây cho giảng viên, và bộ amply để khuếch đại âm thanh.

Sự hỗ trợ của hệ thống âm thanh không chỉ giúp học sinh nghe rõ ràng bài giảng mà còn loại bỏ những gián đoạn do tiếng ồn bên ngoài hoặc âm thanh yếu. Đặc biệt, trong các phòng học lớn, hệ thống này giúp cải thiện sự tập trung của học sinh và tối ưu hóa hiệu quả giảng dạy.

3.2.4. Bục giảng thông minh

Với số lượng lớn các thiết bị thông minh trong phòng học, việc thiết kế bục giảng sao cho tối ưu hóa công năng sử dụng là yếu tố then chốt. Giảng viên không chỉ là người dẫn dắt lớp học mà còn đóng vai trò điều khiển toàn bộ hệ thống thiết bị tích hợp.

Do đó, bục giảng cần được trang bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ như bảng điều khiển trung tâm, giúp giảng viên dễ dàng điều chỉnh máy chiếu, màn hình và hệ thống âm thanh. Bên cạnh đó, một máy tính có cấu hình mạnh mẽ là cần thiết để giảng viên sử dụng các phần mềm giảng dạy, truy cập kho tài liệu và trình chiếu bài giảng. 

Các thiết bị như bảng trắng kỹ thuật số hoặc máy chiếu tương tác thường được lắp đặt ở trung tâm bục giảng, giúp tối ưu hóa việc giảng dạy trực quan. Nhờ thiết kế này, giảng viên có thể quản lý và kiểm soát toàn bộ thiết bị trong lớp học một cách dễ dàng mà không cần phải di chuyển nhiều.

3.3. Phần mềm quản lý

Để tối ưu hóa việc quản lý và tổ chức lớp học thông minh, các giảng viên và cơ sở giáo dục cần trang bị những phần mềm quản lý từ xa chuyên dụng. Hiện nay, bốn loại phần mềm phổ biến được sử dụng trong nhiều cơ sở giáo dục gồm: phần mềm quản lý lớp học, phần mềm dạy học trực tuyến, phần mềm soạn thảo bài giảng, và phần mềm thi cử.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc vận hành đồng thời nhiều phần mềm có thể gây khó khăn trong quản lý và dẫn đến tình trạng không đồng bộ dữ liệu. Do đó, trong phòng học thông minh hiện nay, việc triển khai một hệ thống quản lý toàn diện như LMS (Learning Management System) trở thành giải pháp tối ưu nhất.

Bên cạnh các tính năng cơ bản hỗ trợ công tác đào tạo, hệ thống LMS còn cho phép tích hợp linh hoạt các tính năng giám sát thiết bị trong phòng học thông qua tiêu chuẩn LTI (Learning Tools Interoperability).

Tiêu chuẩn này hiện đang được tích hợp trên giải pháp E-Learning của PHX Smart School giúp các cơ sở giáo dục tối ưu hóa tối đa các hoạt động quản lý lớp học. Đồng thời, đồng bộ hóa các tác vụ trong một hệ thống duy nhất, từ đó khiến công việc tổ chức lớp học trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

PHX Smart School cũng đã Tổng Hợp 06 Thiết Bị Cần Có Trong Phòng Học Thông Minh mộ cách chi tiết, từ mức giá thị trường, mẫu mã thịnh hành được các trường học thông minh ưa chuộng, mục đich của từng thiết, cũng như tư vấn về mức độ phù hợp với mô hình nhà trường để các thầy cô tham khảo.

4. Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Lớp Học Thông Minh

Mô hình lớp học thông minh không chỉ mang lại những lợi ích vượt trội cho nền giáo dục mà còn hỗ trợ đáng kể cho các doanh nghiệp và tổ chức trong công tác giảng dạy và đào tạo. Tuy nhiên, mọi công nghệ đều có hai mặt, và mô hình này cũng không ngoại lệ. Hãy cùng khám phá cả ưu và nhược điểm của mô hình này trong nội dung dưới đây.

lớp học thông minh
Ưu nhược điểm của lớp học thông minh
Ưu điểm Nhược điểm
Công nghệ hỗ trợ giảng dạy
  • Lớp học thông minh sử dụng thiết bị hiện đại giúp dễ dàng trình bày bài học một cách trực quan, sinh động
  • Giáo viên cần có sự hiểu biết nhất định về kỹ năng công nghệ.
  • Hạ tầng kết nối cần đảm bảo tiêu chuẩn.
Tăng cường trải nghiệm học tập
  • Phối hợp hài hòa giữa hình thức học trực tiếp và học trực tuyến, tạo ra trải nghiệm học tập thú vị, hấp dẫn.
  • Yêu cầu thiết bị hiện đại với chi phí đầu tư ban đầu cao
Khả năng tương tác
  • Các phần mềm giúp hỗ trợ giao tiếp giữa học sinh và giáo viên thông qua diễn đàn, chat, email.
  • Học sinh có thể thảo luận, đặt câu hỏi trực tiếp trong các bài giảng online hoặc tương tác với nhau thông qua các thiết bị cá nhân.
  • Giảm sự tương tác trực tiếp mặt đối mặt giữa giáo viên và học sinh trong môi trường lớp học truyền thống.
Quản lý dữ liệu
  • Hệ thống được sử dụng có khả năng lưu trữ dữ liệu học sinh, lớp học, kết quả học tập bằng công nghệ điện toán đám mây.
  • Đòi hỏi hệ thống an ninh phải đảm bảo các tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu của quốc tế. 

5. Tại Sao Nhà Trường Nên Triển Khai Lớp Học Thông Minh

Việc triển khai mô hình lớp học thông minh là một bước quan trọng trong quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục. Ứng dụng công nghệ số vào giảng dạy không chỉ giúp các trường bắt kịp xu hướng hiện đại mà còn tối ưu hóa quy trình dạy và học. Sự hỗ trợ của các giải pháp giáo dục thông minh làm cho việc tổ chức và quản lý lớp học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Thông qua mô hình này, học sinh có cơ hội phát triển tư duy sáng tạo, tư duy logic và kỹ năng làm việc nhóm – những kỹ năng thiết yếu trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay. Do đó, việc triển khai mô hình này không chỉ nâng cao chất lượng đào tạo mà còn cải thiện hình ảnh của nhà trường trong mắt phụ huynh, học sinh và cộng đồng giáo dục. 

6. Tạm Kết

Lớp học thông minh không chỉ là xu hướng mà còn là bước tiến quan trọng trong đổi mới giáo dục, mang đến môi trường học tập linh hoạt và hiệu quả. Với công nghệ tiên tiến, mô hình này giúp học sinh và giáo viên có những tương tác sâu hơn, tạo ra trải nghiệm học tập đa dạng và thú vị.

Nhằm thực hiện hóa mục tiêu xây dựng các mô hình trên, đội ngũ PHX Smart School luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng các nhà trường, tổ chức giáo dục. Chúng tôi luôn nỗ lực đổi mới để tạo ra những giải pháp tiên tiến, giúp nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý. 

Nếu quý nhà trường mong muốn được trao đổi trực tiếp về việc triển khai mô hình lớp học thông minh, xin vui lòng liên hệ ngay với chuyên viên để thực hiện đặt lịch.

CTCP Dịch Vụ Và Giải Pháp Công Nghệ Giáo Dục PHX Smart School

SĐT: (+84)392-601-425

Email: khachhang@phx-smartschool.com  

Fanpage: PHX Smart School

5/5 - (1 bình chọn)

Chuyên gia chiến lược chuyển đổi số giáo dục, 12 năm kinh nghiệm làm công tác cố vấn cho các đơn vị trường học, trường đại học trên cả nước trong việc triển khai các giải pháp công nghệ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *