Mô hình chuyển đổi số giáo dục tại các nước phát triển và Việt Nam

Chuyển đổi số trong giáo dục đang trở thành một xu hướng toàn cầu, đặc biệt là tại các nước phát triển. Theo báo cáo của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), khoảng 80% trường học ở các nước phát triển đã áp dụng học trực tuyến vào chương trình giảng dạy chính thức. Trong đó, các trường học đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ AI và dữ liệu lớn nhằm cá nhân hóa trải nghiệm học tập của học sinh. Mỗi mô hình chuyển đổi số giáo dục ở các quốc gia hiện nay sẽ có những đặc trưng riêng và định hướng khác nhau để triển khai.  

Ở Việt Nam, quá trình chuyển đổi số giáo dục cũng đang diễn ra mạnh mẽ nhưng còn đối mặt với nhiều thách thức. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến năm 2023, chưa tới 50% trường học tại Việt Nam đã áp dụng các công cụ học tập số vào giảng dạy.

Sự chênh lệch về hạ tầng kỹ thuật và năng lực công nghệ giữa các vùng miền là rào cản lớn đối với quá trình thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục Việt Nam. 

So Sánh Mô Hình Chuyển Đổi Số Giáo Dục Giữa Việt Nam Và Các Nước Phát Triển

Các Mô Hình Chuyển Đổi Số Giáo Dục Tiêu Biểu 

Singapore

Singapore đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào các chương trình giáo dục công nghệ (EdTech). Đặc biệt, công tác đào tạo giáo viên được chú trọng nhằm đảm bảo việc tích hợp công nghệ trong giảng dạy đạt hiệu quả cao. Các giáo viên được trang bị kiến thức chuyên sâu về cách khai thác và ứng dụng các giải pháp công nghệ mới vào giảng dạy và quản lý lớp học. 

Chính phủ và các tổ chức giáo dục cũng đẩy mạnh việc hỗ trợ các sáng kiến đổi mới và nghiên cứu về cách sử dụng công nghệ. Nhờ đó, giáo viên không chỉ phát triển khả năng tư duy, phân tích và tận dụng triệt để các công nghệ mà còn có thể chia sẻ rộng rãi phương pháp giảng dạy tiên tiến với các cơ sở giáo dục khác. 

Đọc thêm: “Technology in education: a case study on Singapore.” Global Education Monitoring Report, file:///D:/download/Sing.pdf, 2023

Hàn Quốc

Với mô hình chuyển đổi số giáo dục tại Hàn Quốc, quốc gia này đầu tư mạnh mẽ vào việc nâng cấp hạ tầng công nghệ trong các trường học, bao gồm việc cung cấp kết nối internet tốc độ cao và trang bị thiết bị học tập hiện đại.

Ngoài ra, chính phủ cũng đã phát triển và cung cấp một lượng lớn nội dung giáo dục số chất lượng cao. Trong đó bao gồm các bài giảng trực tuyến, tài liệu học tập số và nền tảng học trực tuyến. Những nỗ lực này không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục tại Hàn Quốc mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc học từ xa, mở rộng khả năng tiếp cận các tài nguyên học tập phong phú.

mo-hinh-chuyen-doi-so-giao-duc-cua-Han-Quoc
Mô hình chuyển đổi số giáo dục của Hàn Quốc

Đọc thêm: “Digital Transformation of Education: The Case of South Korea.” Global Education Monitoring Report, file:///D:/download/korea.pdf, 2023

Hoa Kỳ

Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đang tích cực thúc đẩy hai hình thức học tập trực tuyến và học tập kết hợp (Blended/Hybrid Learning). Các nền tảng học tập như Coursera, Khan Academy, và EdX mang đến cho học sinh và sinh viên cơ hội tiếp cận các khóa học chuyên sâu, giúp trang bị các kiến thức quan trọng cho học sinh. 

Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ giáo dục và cơ sở hạ tầng nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong giáo dục. Các quỹ và chương trình như “Every Student Succeeds Act” (ESSA) đã được triển khai để nâng cấp hạ tầng công nghệ, cung cấp thiết bị học tập, và phát triển các công cụ học tập số hiện đại.

mo-hinh-chuyen-doi-so-giao-duc-cua-Hoa-Ky
Mô hình chuyển đổi số giáo dục của Hòa Kỳ

Tham khảo: Quỹ ESSA là gì 

Phần Lan

Phần Lan tập trung vào áp dụng công nghệ để cá nhân hóa việc học và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc sử dụng dữ liệu học tập để theo dõi tiến trình học của học sinh và cung cấp phản hồi ngay lập tức là một trong những yếu tố thành công. 

Các công cụ phân tích dữ liệu và phần mềm học tập giúp giáo viên hiểu rõ hơn về nhu cầu của từng học sinh, từ đó điều chỉnh phương pháp giảng dạy và tạo ra các trải nghiệm học tập cá nhân hóa. Các mô hình chuyển đổi số giáo dục tại quốc gia này thường đề cao tính cá nhân hóa cho học sinh. Họ đảm bảo rằng mỗi học sinh khi được đến trường đều sẽ phát huy thế mạnh của bản thân, tập trung vào các kỹ năng và năng lực đang có để hình thành các giáo trình phù hợp. 

So Sánh Mô Hình Chuyển Đổi Số Giáo Dục Giữa Việt Nam Và Các Nước Phát Triển

Sau khi đã điểm qua các mô hình chuyển đổi số giáo dục tiêu biểu từ các quốc gia trên thế giới, chúng ta có thể thấy rõ những thế mạnh nổi bật trong việc áp dụng công nghệ vào giáo dục của các nước. 

Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những cách tiếp cận và mức độ triển khai khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, hạ tầng công nghệ, và chiến lược giáo dục của mình. Để hiểu rõ hơn về vị trí của Việt Nam trong bức tranh này, chúng ta hãy cùng so sánh điểm giống và khác nhau trong mô hình chuyển đổi số giáo dục giữa Việt Nam và các nước phát triển. 

Điểm Tương Đồng

Hiện nay, cả Việt Nam và các nước phát triển đều tập trung vào hai mục tiêu lớn trong quá trình chuyển đổi số giáo dục.

Thứ nhất, Việt Nam và các nước phát triển đều hướng đến việc nâng cao năng lực số cho người dùng. Mục tiêu này không chỉ dừng lại ở việc đào tạo và trau dồi các kỹ năng cần thiết trong môi trường giáo dục số. Nó còn hướng đến việc thay đổi tư duy, góc nhìn và cách tiếp cận của người dùng đối với công nghệ và chuyển đổi số giáo dục.

Thứ hai, đẩy mạnh chuyển đổi nội dung số. Mục tiêu chính là tạo ra nguồn tài liệu điện tử phong phú, cho phép mọi học sinh, sinh viên trên toàn quốc có thể truy cập và sử dụng một cách linh hoạt, dễ dàng. Song hành với việc phát triển nội dung số, việc nâng cấp hạ tầng kết nối cũng đóng vai trò quan trọng. Điều này đảm bảo người dùng có thể tiếp cận các tài liệu này một cách liên tục và ổn định qua internet.

Điểm Khác Biệt

Bên cạnh những điểm tương đồng về mục tiêu và định hướng, tính chất đặc thù trong yếu tố con người, cách tiếp cận và mô hình vận hành khiến cho Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các nước phát triển. 

Để hiểu rõ hơn về những yếu tố này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích những điểm khác biệt quan trọng trong quá trình triển khai chuyển đổi số giáo dục giữa Việt Nam và các nước phát triển.

Chiến lược và đầu tư

Ở các nước phát triển, Chính phủ và bộ sẽ xây dựng những chính sách và chiến lược cụ thể với sự cố vấn từ các tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về chiến lược chuyển đổi số giáo dục. Những tổ chức này có thể được thành lập bởi chính phủ hoặc hoạt động dưới mô hình viện nghiên cứu độc lập.

Các tổ chức này có đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc triển khai chuyển đổi số giáo dục. Các chuyên gia này đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn và đồng hành cùng Bộ Giáo dục và các cơ sở giáo dục để thực hiện các dự án chuyển đổi số một cách hiệu quả.

Tại Việt Nam, mặc dù chính phủ đã đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho từng giai đoạn, nhưng mức đầu tư hiện tại vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Quy trình phê duyệt các đề án giải ngân vốn thường kéo dài do phải thông qua nhiều bên liên quan, dẫn đến tiến độ triển khai chậm hơn so với kế hoạch. 

Để phòng tránh các rủi ro về chi phí phát sinh khi kéo dài thời gian triển khai, các trường học được khuyến khích kêu gọi và tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Đó có thể là các quỹ giáo dục, quỹ đầu tư, nhà tài trợ hoặc công ty công nghệ,…Các đơn vị này không chỉ cung cấp nguồn lực tài chính mà còn hỗ trợ về nhân lực, đảm bảo quá trình chuyển đổi số được triển khai liên tục và hiệu quả. 

Mức độ sẵn sàng và chấp nhận công nghệ

Ở các nước phát triển, công nghệ đã từ lâu trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Học sinh được tiếp cận công nghệ ngay từ cấp tiểu học, thông qua việc sử dụng máy tính và học tập trên nền tảng số từ khi còn nhỏ.

Đồng thời, công tác đào tạo năng lực số cho giáo viên, phụ huynh và nhân viên vận hành được tổ chức thường xuyên. Điều này giúp mọi người hiểu rõ hơn về lợi ích và tầm quan trọng của công nghệ trong giáo dục. Kết quả là làm tăng sự cởi mở với việc áp dụng công nghệ trong quá trình giảng dạy và học tập.

Tại Việt Nam, việc chấp nhận công nghệ vẫn là một thách thức lớn, đặc biệt là nhóm đối tượng giáo viên. Hiện nay, gần 50% giáo viên thuộc hệ phổ thông là những người lớn tuổi, thường có xu hướng ngại thay đổi và gặp khó khăn trong việc tiếp nhận công nghệ mới.

Năng lực số

Chính vì mức độ chấp nhận công nghệ khác nhau, năng lực số của người dùng ở các nước phát triển và Việt Nam cũng có sự khác biệt rõ rệt. Ở các nước phát triển, sự cởi mở và sẵn sàng đối mặt với thay đổi công nghệ giúp công tác đào tạo người dùng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Ngược lại, tại Việt Nam, sự chấp nhận công nghệ chưa đồng đều, làm cho việc đào tạo và nâng cao năng lực số còn gặp nhiều khó khăn hơn. 

Bài Học Từ Các Nước Phát Triển Trong Chuyển Đổi Số Giáo Dục Cho Việt Nam

Phát triển nội dung số

Từ các mô hình chuyển đổi số giáo dục  thành công của Singapore và Hàn Quốc, Việt Nam có thể tập trung đầu tư vào việc phát triển nội dung giáo dục số, bao gồm kho tài liệu điện tử và bài giảng điện tử.

Các kho học liệu điện tử được tổng hợp và chia sẻ rộng rãi giúp học sinh dễ dàng tiếp cận các nguồn thông tin chất lượng mà không bị giới hạn về thời gian và địa điểm. Đồng thời, chúng khuyến khích tinh thần tự học của học sinh, giúp các em chủ động hơn trong việc trau dồi kiến thức cá nhân.

Ngoài ra, kho bài giảng điện tử cũng là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất học tập. Các bài giảng này được tích hợp các tính năng tương tác và công cụ đánh giá kỹ thuật số, làm cho trải nghiệm học tập của học sinh trở nên thú vị và thực tế hơn.

Nâng cao năng lực số cho người dùng

Các nước phát triển không chỉ tập trung vào việc đào tạo giáo viên và học sinh, mà còn chú trọng đến việc tập huấn cho các đối tượng liên quan như phụ huynh và nhân viên nhà trường. Thực tế hiện nay cho thấy công tác đào tạo năng lực số có tầm quan trọng hơn việc ứng dụng công nghệ số.

Việt Nam cần xây dựng các chương trình đào tạo chuyên biệt để nâng cao năng lực và trau dồi kỹ năng sử dụng công nghệ cho tất cả các đối tượng trong trường học. Công nghệ là yếu tố có thể được thực hiện bất cứ khi nào nhưng hình thành năng lực cho người dùng lại cần thời gian và sự duy trì liên tục.

Học tập kết hợp (Blended Learning)

Mô hình hiện nay của Hoa Kỳ đã đạt được hiệu quả cao nhờ việc phối hợp hợp lý giữa học tập trực tiếp và học tập trực tuyến. Việc kết hợp đã giúp quốc gia này tận dụng tối đa những lợi ích của cả hai hình thức học.

Tại Việt Nam, các hệ thống quản lý học tập (LMS) cũng đang được triển khai theo mô hình kết hợp hai hình thức học. Ngoài tính năng chính là quản lý các hoạt động dạy và học trực tuyến, hệ thống LMS còn tối ưu hóa công tác giảng dạy trực tiếp bao gồm điểm danh, kiểm tra và quản lý học sinh ngay trên giao diện hệ thống,…

Tạm Kết

Các mô hình chuyển đổi số giáo dục hiện nay đang mở ra nhiều cơ hội cho việc nâng cao chất lượng dạy và học cũng như tối ưu hóa công tác quản lý vận hành trường học. Tuy nhiên, việc triển khai thực tế cũng đi kèm nhiều thách thức cho cả các nước phát triển và Việt Nam. 

Chiến lược chuyển đổi số cần phù hợp với điều kiện và nhu cầu của từng quốc gia. Chỉ khi đó, chúng ta mới tận dụng được tiềm năng công nghệ để nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại số. 

Để triển khai hiệu quả mô hình chuyển đổi số giáo dục, nhà trường cần một đối tác đáng tin cậy với đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế với các mô hình vận hành trường học khác nhau. PHX Smart School vinh dự là một trong những đối tác được nhiều trường học, trường đại học như Đại học CMC, Đại học Phenikaa, Trường liên cấp Ban Mai,…tin tưởng và đồng hành để thực hiện các mục tiêu chuyển đổi số. 

Nếu quý nhà trường mong muốn được trao đổi trực tiếp với công ty về lộ trình chuyển đổi số chi tiết phù hợp với mô hình hiện tại, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để đặt lịch gặp mặt.  

LIÊN HỆ NGAY

SĐT: 0392 601 425

Email: khachhang@phx-smartschool.com 

Theo dõi fanpage PHX Smart School để biết thêm các tin tức mới nhất về lĩnh vực giáo dục, công nghệ giáo dục trong và ngoài nước.