Cập nhật lần cuối vào Tháng mười hai 27th, 2024 at 10:39 sáng
Hiện nay, các nhà trường đang có xu thế chuyển mình qua áp dụng hệ thống quản lý học tập (Hay còn được gọi là hệ thống LMS – Learning Management System), là hệ thống được thiết kế để cung cấp, quản lý và theo dõi các chương trình học và khóa học trực tuyến, có khả năng tổ chức và tối ưu hóa quá trình dạy và học. Trong bài viết này, hãy cùng PHX Smart School tìm hiểu qua 5 ứng dụng nổi bật của hệ thống quản lý học tập nhé.
Nội dung
1. Quản lý chương trình giảng dạy
Thông thường, công tác quản lý chương trình giảng dạy của nhà trường và đơn vị tập trung vào hai công việc chính đó là soạn thảo bài giảng và tổ chức nội dung chương trình. Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hệ thống quản lý học tập đã được ứng dụng như thế nào trong phần dưới đây.
1.1. Soạn thảo bài giảng
Một trong số những vấn đề thường gặp nhất trong việc soạn thảo bài giảng, giáo trình trên Word hay Powerpoint mà các giáo viên mắc phải là nhiều thao tác và khó lưu trữ. Thấu hiểu điều đó, hệ thống này giúp giải quyết hoàn toàn bằng cách tránh các tính năng ít sử dụng và tập trung vào các tính năng quan trọng như:
- Nhập nội dung bài giảng, lập bảng Excel
- Đăng tải tài liệu, hình ảnh
- Xuất và chia sẻ tài liệu
Bên cạnh các tính năng cơ bản trên, hệ thống cũng được tích hợp sẵn một số mô hình bài giảng dùng được nhiều lần, điển hình như bài giảng tương tác trực tiếp (SCORM), bài giảng tích hợp trò chơi (Gamification),… Đây là các dạng bài giảng thông minh được Bộ Giáo dục và Đào tạo chứng nhận, giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, tạo trải nghiệm học tập chân thực, thú vị.
Hơn nữa, thông qua tiêu chuẩn tích hợp cho công cụ bên thứ ba (LTI), các đơn vị có thể liên kết dữ liệu từ bên ngoài để tận dụng các khóa học trực tuyến đã được soạn thảo sẵn. Với tính chất dễ thiết lập và tiết kiệm chi phí, tiêu chuẩn này hiện nay đang được PHX Smart School áp dụng trên hầu hết các hệ thống của mình.
1.2. Tổ chức chương trình giảng dạy
Nhằm tối ưu hóa tổ chức chương trình giảng dạy, các hệ thống hiện nay đang tích hợp các công cụ hỗ trợ từ sắp xếp, tổng hợp cho đến đóng gói và phân phối các chương trình. Với giao diện trực quan và khoa học, các công cụ này giúp nhà trường khắc phục được các vấn đề trước đây như thực hiện đơn lẻ, thiết liên kết hay phân phối phức tạp.
Tiếp đó, công nghệ điện toán đám mây và cơ sở dữ liệu cũng được ứng dụng trong hệ thống này nhằm rút ngắn thời gian tra cứu chương trình. Đồng thời cung cấp cho đơn vị khả năng phân quyền truy cập và mở rộng kho lưu trữ khi cần thiết.
2. Quản lý hồ sơ học viên
Hệ thống quản lý hồ sơ, thông tin cá nhân và sơ yếu lý lịch của từng học sinh cũng là một tính năng không thể thiếu trong hệ thống quản lý học tập. Đây là tính năng cho phép nhà trường lưu trữ toàn bộ thông tin học sinh cũng như kết quả đạt được trong suốt quá trình theo học.
Giống như tổ chức chương trình giảng dạy, tính năng này cũng được ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để nhà trường có thể dễ dàng trong việc truy cập và trích xuất dữ liệu. Đồng thời, khả năng bảo mật cũng sẽ được gia tăng đáng kể khi được phòng vệ bởi nhiều lớp tường lửa, một hệ thống thường được sử dụng trong bảo mật thông tin cá nhân.
Dựa vào những dữ liệu trên, hệ thống có thể được trang bị các công cụ hỗ trợ như kênh liên kết với phụ huynh, đề xuất phương pháp học phù hợp hay đặc biệt hơn là xuất chứng chỉ/bằng khen điện tử. Đây đều là những công cụ thiết thực xuất pháp từ nhu cầu thực tế của nhà trường và phụ huynh trong việc nâng cao hiệu quả học tập cho các em.
3. Tổ chức dạy học trực tuyến
Khi dạy học trực tuyến càng trở nên cần thiết, ứng dụng này càng được nhiều sự quan tâm từ các đơn vị, trung tâm giáo dục. Đây là công cụ cho phép giảng viên thực hiện tất cả các công việc giảng dạy trực tiếp sang hình thức trực tuyến. Qua đó giúp việc tổ chức dạy và học trở nên linh hoạt hơn khi không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Để hỗ trợ triển khai các buổi học trực tuyến, hệ thống thường tích hợp các nền tảng hội nghị truyền hình như Zoom, Microsoft Teams, và Google Meet. Trong các buổi học này, giảng viên có thể tương tác với học sinh thông qua hộp bình luận, slide trình chiếu hay các câu hỏi trò chơi (Gamification).
Ngoài các buổi học trực tuyến, học sinh và giáo viên có thể trao đổi và thảo luận với nhau thông qua các nhóm chat được tích hợp sẵn bên trong hệ thống. Nó được sử dụng nhằm giúp tổ chức dễ dàng quản lý và giám sát các nội dung trò chuyện giữa mọi người, hạn chế việc trao đổi đơn lẻ gây mất kiểm soát.
Bên cạnh các công cụ phục vụ giảng dạy, nhiều hệ thống hiện nay còn được ứng dụng thêm các tính năng hỗ trợ như tự động điểm danh, gửi thông báo tự động đến thiết bị di động của học sinh/phụ huynh,… Mục đích lớn nhất là để số hóa các công việc thủ công thường tiêu tốn nhiều thời gian và công sức của giảng viên.
4. Kiểm tra & đánh giá
Hiện nay, hệ thống quản lý học tập đã mở rộng phạm vi ứng dụng trong cả việc tổ chức đánh giá và kiểm tra trực tuyến, tham gia ở cả ba khâu quan trọng: soạn đề, kiểm tra và chấm điểm.
Với khâu đầu tiên, giảng viên được cung cấp nhiều cách thức khác nhau để lên một bộ đề hoàn chỉnh, từ nhập liệu đơn thuần cho đến tận dụng từ ngân hàng đề của trường hoặc các cơ sở giáo dục bên ngoài. Qua đó giúp giảng viên tiếp cận đến các nguồn tham khảo chất lượng cũng như rút ngắn đáng kể thời gian soạn đề như trước đây.
Tiếp đến là khâu kiểm tra, hệ thống gây ấn tượng mạnh với các cơ sở giáo dục khi có thể tạo ra các phòng thi ảo, được cài mã bảo mật và mã đăng nhập chuyên biệt. Mặc dù hình thức thi là trực tuyến nhưng chính nhờ những công nghệ trên, giám thị có thể phát hiện kịp thời các hành vi gian lận thi cử để đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho tất cả học sinh.
Bên cạnh đó, tự động chấm điểm cũng là một tính năng quan trọng của hệ thống, giúp nhiều cơ sở giáo dục tối ưu được đáng kể nguồn lực về thời gian và con người. Cụ thể, dựa vào barem điểm đã được đặt sẵn, mọi công việc từ chấm điểm đến lên điểm đều sẽ được hệ thống tự động hóa hoàn toàn.
5. Cá nhân hóa học tập
Ngoài những ứng dụng trên, các hệ thống hiện nay đang được áp dụng thêm các công nghệ mới cho phép cá nhân hóa học tập. Bằng cách thu thập dữ liệu người học thông qua các bài khảo sát, đánh giá đầu vào và tiến trình học tập của mỗi bạn. Khi đó, những thông tin về sở thích, mục tiêu và năng lực hiện tại của mỗi học viên sẽ được phân tích bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hoặc phân tích dữ liệu lớn (Big Data).
Qua đó, mỗi học viên sẽ được đề xuất một lộ trình học tập bài bản, chuyên biệt, phù hợp với khả năng bản thân. Đồng thời là các khóa học, tài liệu học tập giúp nâng cao hiệu quả học tập một cách tối ưu, đáp ứng đúng nhu cầu của học viên.
Hệ Thống Quản Lý Học Tập PHX Smart School
Hiện nay, hệ thống quản lý học tập của PHX Smart School là một trong số ít những hệ thống được triển khai theo hướng cá nhân hóa với từng mô hình trường học tại Việt Nam. Sau quá trình dài nghiên cứu và phát triển, hệ thống đã được hoàn thiện với nhiều tính năng nổi bật, đáp ứng đúng các nhu cầu thực tế hiện nay.
Trong đó, hệ thống cung cấp đầy đủ tính năng từ cơ bản như quản trị khóa học, quản trị lớp học, cho đến các tính năng nâng cao như lớp học trực tuyến (live-class), hệ thống trao đổi liên lạc. Với việc tích hợp dưới dạng module, các tính năng này có thể dễ dàng được tích hợp ngay khi đơn vị có yêu cầu.
Nhờ vào những công nghệ vượt trội như đồng bộ hóa dữ liệu và trục dữ liệu liên thông, hệ thống của PHX Smart School đã nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm từ nhiều ban lãnh đạo nhà trường. Chúng tôi vinh dự là đối tác chiến lược quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số trường học với Đại học Phenikaa, Trường liên cấp Ban Mai,…
Tạm Kết
Hệ thống quản lý học tập không chỉ là công cụ hỗ trợ, mà còn đóng vai trò chiến lược trong việc nâng cao hiệu quả và trải nghiệm dạy và học cho mọi đối tượng trong môi trường giáo dục. Từ việc quản lý chương trình giảng dạy, quản lý hồ sơ cho đến cá nhân hóa học tập, qua đó mang đến những giá trị thiết thực cho các đơn vị, doanh nghiệp và tổ chức giáo dục.
Với mục tiêu thực hiện hóa những hệ thống phù hợp nhất cho mỗi đơn vị, đội ngũ PHX Smart School cam kết luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng đơn vị trong suốt quá trình nghiên cứu và triển khai dự án. Lấy người dùng làm trung tâm, chúng tôi luôn không ngừng phát triển các giải pháp tiên tiến, giúp các đơn vị nâng cao chất lượng giảng dạy và quản lý một cách toàn diện.
Liên hệ ngay với chuyên viên để có thể trao đổi chi tiết hơn về chủ đề này.
CTCP Dịch Vụ Và Giải Pháp Công Nghệ Giáo Dục PHX Smart School
SĐT: (+84)392-601-425
Email: khachhang@phx-smartschool.com
Fanpage: PHX Smart School
Chuyên gia chiến lược chuyển đổi số giáo dục, 12 năm kinh nghiệm làm công tác cố vấn cho các đơn vị trường học, trường đại học trên cả nước trong việc triển khai các giải pháp công nghệ.