Shub Classroom, Google Classroom,… đây đều là những phần mềm không còn quá xa lạ trong việc quản lý lớp học tại Việt Nam trong những năm trở lại đây.
Các giải pháp này xuất hiện đã thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta tiếp cận đến việc dạy và học. Tuy nhiên, đây chỉ mới dừng lại ở những bước đầu trong bức tranh toàn cảnh về công nghệ giáo dục.
Công nghệ giáo dục hiện nay đang tập trung đi sâu vào các nghiệp vụ mang tính phức tạp hơn của trường học như quản lý vận hành nhà trường, kiểm soát an ninh, quản lý đào tạo. Nhằm hướng đến những sự thay đổi toàn diện, xây dựng các hệ thống quản lý lõi của trường học.
Xem thêm: Quyết định số 131/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Dưới đây là 4 xu hướng công nghệ giáo dục mới nhất đang được đưa vào triển khai thực tế tại các trường học thông minh trong năm 2024.
AI & Machine learning
AI (Artificial Intelligence) là các hệ thống máy tính có khả năng thực hiện các công việc cần đến trí tuệ của con người được gọi chung là trí tuệ nhân tạo.
Machine Learning hay còn gọi là học máy, cũng là các hệ thống máy tính có khả năng tự học từ việc thu thập và nâng cấp khả năng xử lý dữ liệu liên tục, từ đó phán đoán các kết quả hoặc đề xuất phù hợp với yêu cầu của con người
Hai khái niệm này thường bị hiểu nhầm là một. Trên thực tế, Machine Learning là một nhánh của AI, do độ phổ biến của nó trong thực tiễn cao hơn so với các nhánh khác khiến cho mọi người hay bị quy chụp về khái niệm AI.
Ứng dụng trong giáo dục
Cá nhân hóa học tập
Ngày nay, các thuật toán AI cụ thể là học máy có khả năng phân tích dữ liệu của từng học viên về tốc độ học, khả năng tư duy, phong cách học tập. Từ đó, đề xuất cho người học các phương pháp học riêng được tùy biến nhằm nâng cao tối đa hiệu suất học tập.
Ứng dụng nổi bật nhất của công nghệ này chính là các phần mềm tự học tiếng anh qua app, có thể kể đến như: Elsa speak, Duolingo,… Các nền tảng này cung cấp các lộ trình học cụ thể tùy theo trình độ tiếng anh của mỗi người.
Trợ lý ảo
Trong giáo dục, các trợ lý ảo đóng vai trò như những trung tâm tra cứu thông tin. Thậm chí là những người bạn đồng hành có thể trò chuyện trực tiếp như công nghệ chatbot.
Xem thêm: CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC #1 – Chatbot AI
Mô hình chatbot được cài đặt trong các hệ thống quản lý đào tạo (LMS) làm gia tăng hiệu quả tương tác giữa 3 nhóm đối tượng: nhà trường, giảng viên và học sinh. Mọi thông tin liên quan đến lớp học, kiểm tra, bảng điểm,… đều được thông báo tự động qua các trợ lý ảo này.
Trước và sau khi áp dụng công nghệ
IoT (Internet of Thing)
IoT là mạng lưới các thiết bị vật lý được kết nối với nhau thông qua mạng Internet, mỗi thiết bị thường được trang bị các cảm biến, phần mềm và các công nghệ khác để kết nối và trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác.
IoT là một nhân tố không thể thiếu trong việc tự động hóa các quy trình, giảm thiểu những nguồn lực dư thừa không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo về tính hiệu quả và hiệu suất.
Ứng dụng trong giáo dục
Lớp học thông minh
Công nghệ IoT đóng một phần rất lớn giúp các nhà trường xây dựng những mô hình lớp học thông minh. Các thiết bị như bảng thông minh, máy chiếu, camera giám sát có thể kết nối và được điều khiển từ xa, giúp giáo viên quản lý lớp học một cách dễ dàng.
Sự mới mẻ trong cách tiếp cận giúp học sinh có nhiều sự hứng thú, cảm hứng trong học tập. Vì vậy mà hiệu quả học tập cũng được cải thiện.
Quản lý cơ sở vật chất
Các cảm biến IoT có thể giám sát tình trạng của các thiết bị trong trường, dự đoán và thông báo đến bộ phận kỹ thuật khi cần bảo trì hoặc sửa chữa, đảm bảo hoạt động học tập không bị gián đoạn.
Hệ thống xe buýt thông minh
Các thiết bị IoT được tích hợp trên các xe buýt thông minh giúp nhà trường dễ dàng quản lý quá trình lên xuống xe của học sinh. Nhằm giảm thiểu tối đa các tai nạn an toàn ở học sinh.
Bên cạnh đó, công nghệ này còn cho phép phụ huynh cũng như nhà trường có thể theo dõi trạng thái, vị trí của xe theo thời gian thực thông qua các thiết bị cá nhân hay phần mềm quản lý.
Xem thêm: Giải Pháp Quản lý Xe đưa đón học sinh sử dụng IoT và AI
Trước và sau khi áp dụng công nghệ
Blockchain
Blockchain là một công nghệ lưu trữ và truyền tải thông tin bằng các khối (block) được liên kết với nhau thông qua mã hóa.
Đặc điểm nổi bật của công nghệ này là đặc tính phi tập trung. Dữ liệu được lưu trữ trên nhiều máy tính khác nhau hay còn được gọi là các nút mạng. Do đó, hệ thống thông tin luôn được duy trì nếu xảy ra trường hợp một trong số các máy tính bị lỗi hay bị phá hủy.
Ngoài ra, việc xác nhận lưu trữ thông tin cần có sự chấp thuận bởi tất cả các máy tính trong hệ thống. Các thông tin này xâu chuỗi với nhau bởi các mã liên kết (mã hash) được thay đổi liên tục cứ mỗi 10 phút. Việc này đảm bảo sự bảo mật tuyệt đối của thông tin được lưu trữ.
Ứng dụng trong giáo dục
Hiện nay, không ít các vụ tấn công mạng hướng mục tiêu đến các trường học, trường đại học bởi đây là nơi có nguồn dữ liệu khổng lồ về thông tin cá nhân. Đồng thời, chưa nhiều trường học đề cao vấn đề bảo mật thông tin nội bộ.
Xem thêm: Tấn công mạng nhắm vào trường học Mỹ gia tăng mạnh
Quản lý hồ sơ học tập
Công nghệ Blockchain giúp tạo ra các hệ thống quản lý hồ sơ học tập minh bạch và không thể thay đổi, đảm bảo tính xác thực và bảo mật của các bằng cấp và chứng chỉ.
Quản lý tài sản số
Trong bối cảnh các trường học đang trong giai đoạn số hóa các tài liệu để quản lý trên hệ thống, rất dễ để xảy ra các lỗ hổng bảo mật không đáng có.
Công nghệ này hỗ trợ việc quản lý và phân phối các tài sản số như tài liệu học tập, bài giảng trực tuyến và các nội dung học tập khác. Đây đều là những dữ liệu quan trọng trong nhà trường ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống đào đạo.
Trước và sau khi áp dụng công nghệ
Blended learning
Blended Learning hay còn được gọi là học tập kết hợp, là một công nghệ giáo dục kết hợp giữa học tập truyền thống (trực tiếp tại lớp học) và học tập trực tuyến (qua các nền tảng số).
Phương pháp này tận dụng các ưu điểm của cả hai hình thức học tập, nhằm tạo ra một trải nghiệm học tập toàn diện, linh hoạt và hiệu quả hơn.
Ứng dụng trong giáo dục
Học sinh sẽ tham gia vào các buổi học trực tiếp tại trường kết hợp với các hoạt động học tập trực tuyến qua các nền tảng học tập điện tử.
Với giải pháp này, học sinh linh hoạt trong việc học tại bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu nhờ các tài liệu học tập trực tuyến, song song với sự hỗ trợ và tương tác trực tiếp từ giáo viên.
Việc sử dụng các mô hình như video bài giảng, tài liệu điện tử, bài tập trực tuyến và các công cụ tương tác giúp nâng cao trải nghiệm học tập cho học sinh.
Trước và sau khi áp dụng công nghệ
Tạm kết
Với bối cảnh tại Việt Nam, công nghệ luôn sẵn sàng để phục vụ cho nhà trường và các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, mức vốn đầu tư ban đầu, cơ sở hạ tầng kết nối, thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn vận hành và một số những điều kiện khắt khe khác đang là sự thách thức rất lớn.
Hơn nữa, bài toán mà nhiều nhà trường, cơ sở giáo dục đang gặp phải là không có một trục liên thông dữ liệu đóng vai trò như một hệ điều hành lõi quản lý mọi hoạt động cũng như các phần mềm của trường.
Thấu hiểu rất rõ vấn đề này, PHX Smart School đã và đang đồng hành cùng các trường học tại Việt Nam xây dựng các hệ thống cơ sở dữ liệu hay còn được gọi là trục liên thông dữ liệu giúp nhà trường quản lý không chỉ đơn thuần là các nghiệp vụ đào tạo mà còn một số hoạt động về vận hành, nhân sự, đối ngoại,…
Nếu nhà trường mong muốn biết thêm về các giải pháp công nghệ và các tin tức mới nhất trong ngành giáo dục, mọi thông tin sẽ được cập nhật tại fanpage PHX Smart School