Cập nhật lần cuối vào Tháng 3 11th, 2025 at 04:21 chiều
Nhận thấy tiềm năng to lớn của đào tạo trực tuyến, E-Learning ngày nay đang mở rộng ứng dụng sang các mô hình doanh nghiệp, tổ chức và tập đoàn lớn trong việc đào tạo nhân sự. Vậy lợi ích của E-Learning trong đào tạo doanh nghiệp? Hãy cùng PHX Smart School tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.
Nội dung
- 1. Giới thiệu cơ bản về E-Learning
- 2. Các lợi ích của E-Learning trong đào tạo doanh nghiệp
- 3. Triển khai E-Learning trong doanh nghiệp như thế nào?
- 4. Các câu hỏi thường gặp về E-Learning trong doanh nghiệp
- 4.1. Mô hình doanh nghiệp nào nên triển khai E-Learning?
- 4.2. Hình thức bài giảng E-Learning nào là phổ biến trong đào tạo doanh nghiệp?
- 4.3. Chi phí triển khai E-Learning trong đào tạo doanh nghiệp là bao nhiêu?
- 4.4. Làm sao để tăng mức độ tương tác và tham gia của nhân sự?
- 4.5. Nhân viên có cần kỹ năng đặc biệt để sử dụng hệ thống không?
- 5. Tạm kết
1. Giới thiệu cơ bản về E-Learning
E-Learning, viết tắt của Electronic Learning (đào tạo trực tuyến), là phương pháp giảng dạy và học tập sử dụng các thiết bị điện tử và kết nối Internet. Thay vì đến lớp học trực tiếp, học viên và giảng viên kết nối từ xa, không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Các hệ thống E-Learning hoạt động dựa trên các hệ thống quản lý học tập (LMS) và phần mềm hỗ trợ, cho phép tải lên bài giảng dưới nhiều định dạng như video, đồ họa,…

Ngày nay, hình thức này không chỉ được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục trường học, mà còn ứng dụng E-Learning trong đào tạo doanh nghiệp với 2 dạng hệ thống là LMS và LXP. Một số hoạt động đã được thực hiện như đào tạo nhân viên mới, nâng cao kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, cập nhật kiến thức và quy trình làm việc. E-Learning giúp doanh nghiệp chuẩn hóa quy trình đào tạo, tiết kiệm chi phí tổ chức các khóa học trực tiếp, tạo sự linh hoạt cho nhân viên trong việc học tập và làm việc.
Theo một cuộc khảo sát trên LinkedIn năm 2018, 90% các công ty trên thế giới đã và đang ứng dụng hình thức đào tạo trực tuyến. Nhiều doanh nghiệp và tập đoàn lớn tại Việt Nam như FPT, Viettel, MB,… nhanh chóng nhìn thấy hiệu quả to lớn của đào tạo trực tuyến nên đã đưa vào triển khai các hệ thống E-Learning để quản lý quá trình học tập của nhân viên, theo dõi tiến độ cũng như đánh giá hiệu quả đào tạo.
2. Các lợi ích của E-Learning trong đào tạo doanh nghiệp
E-Learning đang ngày càng trở thành một phần quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp hiện đại. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật của E-Learning trong đào tạo doanh nghiệp.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian: E-Learning giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí liên quan đến đào tạo truyền thống như thuê địa điểm, chi phí đi lại, ăn ở, in ấn tài liệu và thuê giảng viên. Theo thống kê, doanh nghiệp có thể tiết kiệm từ 50-70% chi phí đào tạo nhân sự. Ngoài ra, E-Learning còn giúp tiết kiệm thời gian cho cả nhân viên và giảng viên, vì việc học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi.

- Tính linh hoạt và tiện lợi: Nhân viên có thể chủ động sắp xếp thời gian học tập phù hợp với lịch trình cá nhân mà không ảnh hưởng đến công việc…. E-Learning đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên phân tán tại nhiều địa điểm.
- Tính nhất quán trong đào tạo: E-Learning đảm bảo rằng tất cả nhân viên đều nhận được nội dung đào tạo giống nhau, giúp thống nhất kiến thức và kỹ năng trong toàn tổ chức.
- Cá nhân hóa trải nghiệm học tập: Các nền tảng E-Learning thường tích hợp công nghệ học tập thích ứng, cho phép điều chỉnh trải nghiệm học tập theo nhu cầu cá nhân của từng nhân viên. Họ có thể học theo tốc độ riêng, xem lại tài liệu khi cần và tập trung vào các kỹ năng còn thiếu.
- Cập nhật nhanh chóng: E-Learning cho phép các tổ chức nhanh chóng cập nhật tài liệu đào tạo để phản ánh các chính sách, quy trình hoặc xu hướng ngành mới nhất. Nhân viên có thể truy cập các bản cập nhật này ngay lập tức, đảm bảo họ luôn được tiếp cận đến các kiến thức hiện tại.
- Đánh giá và đo lường hiệu quả đào tạo: Cung cấp dữ liệu và phân tích về tiến độ, hiệu suất của người học là những tính năng được trang bị trên E-Learning trong doanh nghiệp. Các tổ chức có thể theo dõi tỷ lệ hoàn thành khóa học, điểm kiểm tra và mức độ tương tác, từ đó đưa ra những chiến lược đào tạo trong tương lai.
Bên cạnh những giá trị thực tế, việc ứng dụng E-Learning trong đào tạo doanh nghiệp còn tạo nên một văn hóa học tập tích cực, khuyến khích tinh thần chủ động trau dồi bản thân ở mỗi nhân sự trong doanh nghiệp. Đây chính là lý do mà đào tạo trực tuyến ngày nay lại được nhiều nhà quản lý, ban lãnh đạo đặc biệt ưu tiên trong mục tiêu phát triển doanh nghiệp như vậy.
3. Triển khai E-Learning trong doanh nghiệp như thế nào?
Về bản chất, triển khai E-Learning trong đào tạo doanh nghiệp gần giống với mô hình trường học bởi nhiều điểm tương đồng trong cách thức tổ chức dạy và học. Trong một số trường hợp, hệ thống E-Learning trong doanh nghiệp thậm chí còn đơn giản hơn bởi đối tượng người học đều là người trưởng thành, đã có sự ý thức và chủ động trong việc học.
Tuy nhiên, quá trình triển khai cho doanh nghiệp sẽ có những đặc thù nhất định, được phân thành 6 giai đoạn, cụ thể là:
Giai đoạn 1: Xác định nhu cầu và mục tiêu đào tạo
Trước khi xây dựng hệ thống E-Learning, doanh nghiệp cần đánh giá các đối tượng người học là nhân sự nội bộ, khách hàng hay đối tác, từ đó hình thành nên những mục tiêu ban đầu cho công tác đào tạo. Yếu tố này sẽ tác động tới giao diện, tính năng và cách điều hướng khi sử dụng hệ thống, nhằm đảm bảo phù hợp với đặc điểm người dùng.
Giai đoạn 2: Đánh giá thực trạng
Giai đoạn này sẽ tập trung chính vào việc kiểm tra các nguồn lực như con người, cơ sở hạ tầng mà doanh nghiệp đang có. Đây sẽ là căn cứ để lên bản kế hoạch triển khai cho các hạng mục cụ thể, nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành cho hệ thống.

Giai đoạn 3: Lên kế hoạch triển khai
Đội quản lý dự án sẽ phối hợp cùng đội kỹ thuật từ nhà cung cấp để lên lộ trình triển khai cụ thể. Bản kế hoạch này sẽ giúp doanh nghiệp định hình các bước cần thực hiện một cách rõ ràng nhất. Đồng thời, một số nội dung quan trọng như các bên liên quan và rủi ro tiềm ẩn cũng sẽ được đề cập để làm sao hạn chế tối đã những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình triển khai thực tế.
Giai đoạn 4: Xây dựng hệ thống & nội dung bài giảng E-Learning
Sau khi lên kế hoạch, hệ thống E-Learning sẽ bắt đầu được xây dựng về phần mềm, giao diện và các tính năng. Song song với triển khai hệ thống, các nội dung bài giảng trực tuyến cũng được biên soạn và đóng gói thành các khóa học, môn học hoàn chỉnh. Với các tổ chức cung cấp nội dung bằng nguồn bên ngoài, công đoạn biên soạn nội dung có thể được lược bỏ.
Giai đoạn 5: Thử nghiệm và hoàn thiện
Doanh nghiệp cần tiến hành thử nghiệm để đánh giá hiệu quả và kịp thời điều chỉnh. Đầu tiên là hệ thống LMS, hệ thống cần đảm bảo vận hành ổn định, nội dung hiển thị đúng định dạng và không gặp lỗi kỹ thuật. Doanh nghiệp có thể chọn một nhóm nhỏ nhân viên từ nhiều phòng ban khác nhau để tham gia khóa học thử, từ đó thu thập phản hồi về tính dễ hiểu của nội dung, mức độ phù hợp và những khó khăn có thể gặp phải khi học.
Giai đoạn 6: Hướng dẫn người dùng
Để làm quen với hệ thống, doanh nghiệp cần tổ chức các buổi hướng dẫn cụ thể về cách truy cập, sử dụng nền tảng LMS, theo dõi tiến độ học tập và hoàn thành bài kiểm tra. Để hỗ trợ nhân viên tốt hơn, doanh nghiệp nên thiết lập các kênh hỗ trợ như FAQ, chatbot, email hoặc hotline để giải đáp các thắc mắc nhanh chóng.
Truyền thông nội bộ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhân viên tham gia học tập. Doanh nghiệp có thể gửi email, thông báo trên hệ thống hoặc tổ chức sự kiện giới thiệu để tăng mức độ nhận diện về chương trình đào tạo trực tuyến. Bên cạnh đó, để xây dựng văn hóa học tập số trong doanh nghiệp, có thể áp dụng chính sách khen thưởng, công nhận những nhân viên học tập tích cực thông qua chứng nhận, điểm thưởng hoặc cơ hội thăng tiến.
4. Các câu hỏi thường gặp về E-Learning trong doanh nghiệp
4.1. Mô hình doanh nghiệp nào nên triển khai E-Learning?
Mọi doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo nhân viên thường xuyên đều có thể triển khai E-Learning. Đặc biệt, các doanh nghiệp có nhiều đơn vị chi nhánh, nhân sự sinh sống và làm việc phi tập trung như lĩnh vực tài chính, công nghệ, y tế,… nên triển khai mô hình này.
4.2. Hình thức bài giảng E-Learning nào là phổ biến trong đào tạo doanh nghiệp?
Video bài giảng là hình thức phổ biến bởi chi phí hợp lý cùng hiệu quả truyền tải. Tiếp theo đó là các hình thức bài giảng tương tác, gamification (trò chơi hóa), webinar, mô phỏng thực tế. Doanh nghiệp có thể kết hợp nhiều hình thức bài giảng để tối ưu trải nghiệm học tập.

4.3. Chi phí triển khai E-Learning trong đào tạo doanh nghiệp là bao nhiêu?
So với trường học, chi phí triển khai E-Learning cho doanh nghiệp có phạm vi linh hoạt hoạt hơn bởi quy mô doanh nghiệp rất đa dạng. Chi phí này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại hệ thống LMS (mã nguồn mở, thương mại), số lượng người dùng, số lượng tính năng, mức độ phức tạp,…Chính vì vậy, thực tế không có một khoảng cụ thể cho chi phí này.
4.4. Làm sao để tăng mức độ tương tác và tham gia của nhân sự?
Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức nội dung siêu nhỏ (microlearning) để khiến nhân sự không cảm thấy khó khăn để hoàn thành một bài học. Bên cạnh đó, mỗi bài giảng nên thêm một số yếu tố trò chơi, thử thách với những phần thưởng nhỏ như tích điểm để nhận sự cảm thấy hào hứng hơn khi học tập.
4.5. Nhân viên có cần kỹ năng đặc biệt để sử dụng hệ thống không?
Câu trả lời là hoàn toàn Không. Hầu hết các nền tảng LMS đều có giao diện đơn giản, tối ưu trải nghiệm người dùng nên doanh nghiệp chỉ cần tổ chức một số buổi hướng dẫn tập trung là nhân viên có thể hoàn toàn chủ động sử dụng.
5. Tạm kết
E-Learning trong đào tạo doanh nghiệp không chỉ giúp tối ưu hóa chi phí mà còn nâng cao hiệu quả học tập nhờ tính linh hoạt và cá nhân hóa. Với sự phát triển của công nghệ, E-Learning ngày càng trở thành giải pháp đào tạo thiết yếu cho mọi tổ chức. Đầu tư vào mô hình này chính là bước đi chiến lược giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời đại số.
Với mục tiêu triển khai các hệ thống E-Learning cho doanh nghiệp, đội ngũ PHX Smart School cam kết luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng đơn vị trong suốt quá trình triển khai dự án. Lấy người dùng làm trung tâm, chúng tôi luôn không ngừng phát triển các giải pháp tiên tiến, giúp chất lượng đào tạo và hiệu quả vận hành của đơn vị ngày một được nâng cao.
Nếu các doanh nghiệp đang có nhu cầu triển khai hệ thống E-Learning, hãy liên hệ ngay với PHX Smart School tại:
CTCP Dịch Vụ Và Giải Pháp Công Nghệ Giáo Dục PHX Smart School
- SĐT: (+84)392-601-425
- Email: khachhang@phx-smartschool.com
- Fanpage: PHX Smart School

Chuyên gia chiến lược chuyển đổi số giáo dục, 12 năm kinh nghiệm làm công tác cố vấn cho các đơn vị trường học, trường đại học trên cả nước trong việc triển khai các giải pháp công nghệ.