Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Là Gì? Hiểu Đúng Về Mục Tiêu Và Nhiệm Vụ

Chuyển Đổi Số Là Gì?

Chuyển đổi số là một cuộc cách mạng về nền tảng tư duy hướng tới một hình thái tổ chức xã hội mới. Trong đó, công nghệ số là động lực, xã hội số là nền tảng dẫn động, và vốn dữ liệu (data-capital) là yếu tố dẫn đạo chính thay thế cho nền tảng vốn (capital) trước đây.  

Trong đó, chuyển đổi về mặt tư duy là nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Áp dụng các công nghệ số vào thực tiễn chỉ thực sự phát huy được hiệu quả nếu việc chuyển đổi tư duy được thực hiện trước tiên. Dựa vào nền tảng tư duy số, mới lựa chọn được chiến lược, cách thức và lộ trình thực hiện cụ thể, hợp lý cho công cuộc chuyển đổi số. 

Công cuộc chuyển đổi số tập trung vào 3 yếu tố chính: công nghệ số – yếu tố động lực, xã hội số – yếu tố dẫn động, vốn dữ liệu – yếu tố dẫn đạo. 

Công nghệ số

Cuộc cách mạng chuyển đổi số diễn ra được là nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học – kỹ thuật – công nghệ. Những lợi ích to lớn mà công nghệ số đem lại đối với đất nước, xã hội, kinh tế, công nghiệp…là động lực chính khiến cuộc cách mạng chuyển đổi số được diễn ra, mở rộng phạm vi ảnh hưởng lên mọi mặt của đời sống xã hội. 

Trong đó, công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin và công nghệ dữ liệu là ba trụ cột chính thúc đẩy chuyển đổi số. 

cong-nghe-so-trong-chuyen-doi-so
công nghệ số

Xã hội số

Khi công nghệ số được áp dụng, một vấn đề quan trọng để nó phát huy được hiệu quả, đó là sự dịch chuyển của xã hội. Xã hội cần chuyển mình để thích ứng với các mô hình công nghệ mới. Đây là lý do xã hội đóng vai trò dẫn động cho sự phát triển của chuyển đổi số. 

xa-hoi-so-trong-chuyen-doi-so
xã hội số

Để hình thành xã hội số, mọi hoạt động cần được ra quyết định dựa trên cơ sở dữ liệu lấy vốn dữ liệu làm trung tâm. Vốn dữ liệu là những tài sản dữ liệu như dữ liệu người dùng, dữ liệu thị trường,… Giá trị mà nó tạo ra không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ mà còn khi được phân tích, xử lý và sử dụng đúng cách.

Bên cạnh đó, để hình thành xã hội đòi hỏi mỗi công dân lấy tư duy số làm nền tảng cho cách thức tư duy và hành động trong xã hội. Tư duy số là khả năng suy nghĩ, giải quyết vấn đề, và ra quyết định dựa trên việc sử dụng công nghệ số và dữ liệu. Tư duy số không chỉ liên quan đến năng lực sử dụng, mà còn bao gồm việc hiểu, phân tích, và áp dụng các phương pháp tư duy hiện đại để hoạt động trong môi trường số hiệu quả. 

Mô hình xã hội số được tổ chức và vận hành thông qua các nền tảng số như chính phủ điện tử (cổng dịch vụ công quốc gia), định danh điện tử (VNeID), thương mại điện tử (shopee), dịch vụ tài chính (vnpay),…được phát triển nhằm mục đích chuyển đổi các hoạt động xã hội lên môi trường số.  

Mục tiêu quan trọng nhất trong phát triển xã hội số là định hướng những giá trị xã hội dựa trên văn hóa số, bao gồm tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quy tắc ứng xử trong môi trường số. Đảm bảo rằng những giá trị về đạo đức luôn được duy trì và phát triển trong môi trường xã hội số một cách đúng đắn. 

Ngoài ra, việc kết nối toàn thể xã hội thông qua các nền tảng mở là nhân tố chủ chốt tác động đến sự phát triển xã hội số. Đây là các nền tảng cho phép công dân, người dùng truy cập, sử dụng một cách linh hoạt và không giới hạn, từ đó cho phép họ hợp tác, đóng góp vào sự phát triển cộng đồng một cách tự do, bình đẳng. 

Tuy nhiên, để đảm bảo rằng sự phát triển xã hội số luôn duy trì và song hành với sự phát triển công nghệ số đang ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng, việc tạo môi trường hoạt động cho các hình thái tổ chức xã hội mới là nhân tố quyết định sống còn. Thay vì dựa vào các hệ thống quản lý tập trung và phân cấp cứng nhắc, hình thái tổ chức xã hội mới cho phép các cá nhân, tổ chức tự quản lý, ra quyết định nhanh chóng, và thích ứng linh hoạt với các thay đổi. Điều này giúp xã hội nhanh chóng phản ứng với các xu hướng và thách thức mới trong công cuộc chuyển đổi số. 

Vốn dữ liệu

Trong mỗi giai đoạn phát triển xã hội, nguồn lực chủ đạo của mỗi giai đoạn cũng sẽ khác nhau. Trong giai đoạn cách mạng công nghiệp và tự động hóa, vốn đã trở thành nguồn lực quan trọng cho phép tổ chức, doanh nghiệp phát triển. Hình thức vốn này bao gồm vốn tài chính, vốn con người, vốn xã hội,…

Trong kỷ nguyên số, nguồn vốn đó đã chuyển hóa thành dữ liệu, hình thành nên khái niệm vốn dữ liệu phục vụ quá trình phân tích, khai thác và đưa ra quyết định. Nguồn vốn này đóng vai trò như nguồn lực chủ đạo cho mọi tiến trình sản xuất xã hội. Chính vì vậy, vốn dữ liệu sẽ dẫn đạo các con đường phát triển của cuộc cách mạng chuyển đổi số.

Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Là Gì?

Chuyển đổi số trong giáo dục là công cuộc thay đổi và dịch chuyển các hoạt động giáo dục.  Các hoạt động này bao gồm việc giảng dạy, đào tạo cho đến vận hành, quản lý sang môi trường số thông qua các công nghệ số, nền tảng số.

Chuyển đổi số trong giáo dục thường bị lầm tưởng chỉ dừng lại ở việc ứng dụng các công nghệ giáo dục tiên tiến hay số hóa văn bản. Trên thực tế, công cuộc này hướng đến phạm vi rộng hơn bao gồm sự chuyển đổi của 3 nhân tố chính: con người, phương pháp dạy – học, công tác vận hành – quản lý.

  Con người: thay đổi nhận thức tư duy về tầm quan trọng của chuyển đổi số giáo dục, nâng cao kỹ năng số ở tất cả đối tượng tham gia vào công tác giáo dục như giáo viên, học sinh, phụ huynh, nhân viên nhà trường,… tạo khả năng tiếp cận và sử dụng nhanh chóng hiệu quả các giải pháp công nghệ. 

 Phương pháp dạy – học: Đổi mới và ứng dụng các phương pháp dạy và học mới, đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại nhằm nâng cao trải nghiệm học tập ở học sinh, cải thiện hiệu quả giảng dạy. 

 Công tác vận hành – quản lý: Đưa vào triển khai các hệ thống quản lý vận hành mang tính nền tảng và toàn diện. Tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình hoạt động, giảm thiểu công việc giấy tờ, tăng cường sự chính xác và tính hiệu quả trong công tác quản lý. 

Đọc thêm: Phần Mềm Quản Lý Trường Phổ Thông Là Gì? Thế Nào Là Một Hệ Thống Toàn Diện? 

Những Nhân Tố Cần Thiết Cho Công Cuộc Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục 

Hạ tầng công nghệ thông tin

Hạ tầng mạng phải đủ mạnh để đảm bảo kết nối internet tốc độ cao, tốc độ băng thông ổn định tại các cơ sở giáo dục để không làm gián đoạn các hoạt động truyền tải dữ liệu, đối với mô hình giáo dục điều này lại càng quan trọng. Bởi lẽ, các cơ sở giáo dục vận hành có sự tham gia và kết nối bởi nhiều đối tượng khác nhau cũng như yêu cầu cao về dữ liệu theo thời gian thực được cập nhật và báo cáo liên tục. 

Các thiết bị công nghệ, IoT phục vụ cho hoạt động vận hành như máy tính, hệ thống camera, và thiết bị hỗ trợ khác (máy chiếu, bảng tương tác) cần được trang bị đầy đủ.

dam-bao-ha-tang-cong-nghe-thong-tin-trong-chuy-doi-so-trong-giao-duc
Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số trong giáo dục

Ngoài ra, khi các thiết bị phần cứng được cài đặt thì những phần mềm hoạt động bên trong cũng cần được phát triển song song như hệ thống quản lý vận hành trường học, hệ thống quản lý đưa đón học sinh, hệ thống đào tạo trực tuyến (LMS),… 

Đọc thêm: Giải pháp dạy học trực tuyến LMS – Mảnh ghép hoàn chỉnh bức tranh dạy học trực tuyến 

Cơ sở dữ liệu

Yếu tố cơ sở dữ liệu yêu cầu sự chuyển đổi tất cả các tài liệu, học liệu,… từ dạng giấy tờ vật lý sang văn bản điện tử để cập nhật và đồng bộ lên hệ thống quản lý vận hành nhà trường, tạo cơ sở phục vụ hiệu quả cho công tác lưu trữ, truy cập và bảo mật được tối ưu hóa và đảm bảo an toàn. 

Ngoài ra, việc triển khai các kho học liệu số, liên kết với mạng lưới dữ liệu của ngành cũng như các cơ sở khác ngoài nhà trường giúp người học có cơ hội tiếp cận đến nhiều nguồn thông tin hơn, không bị giới hạn về khả năng truy cập. Điều này giúp thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, tạo điều kiện sử dụng hiệu quả kho dữ liệu số.  

Năng lực số

Năng lực số không chỉ thể hiện khả năng tiếp cận, sử dụng và khai thác hiệu quả các thiết bị công nghệ đối với mỗi nhóm đối tượng sử dụng mà còn là tư duy và thái độ của người dùng đối với mô hình công nghệ mới. 

Đầu tiên, đào tạo và nâng cao tư duy số cần xem là ưu tiên hàng đầu trong công tác đào tạo năng lực số. Đây không chỉ là nhiệm vụ tiên quyết với chuyển đổi số trong giáo dục mà còn với cả cuộc cách mạng chuyển đổi số nói chung. 

Để sử dụng công nghệ một cách tối ưu, thái độ của người dùng cũng là một yếu tố quan trọng. Việc người dùng cởi mở trong việc tiếp cận công nghệ và sẵn sàng chấp nhận sự thay đổi thói quen sẽ giúp quá trình triển khai diễn ra được nhanh chóng và hạn chế các vấn đề phát sinh từ phía người dùng. 

Tiếp đó, đào tạo và tập huấn khả năng khai thác công nghệ cho từng nhóm đối tượng sử dụng là công việc tiếp theo cần phải thực hiện. 

 

Hành lang pháp lý

Một hành lang pháp lý tốt sẽ định rõ các chính sách, quy định và tiêu chuẩn liên quan đến việc tiến hành chuyển đổi số trong giáo dục. Điều này giúp các cơ sở giáo dục và các bên liên quan hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình trong quá trình chuyển đổi số.

nguồn Bộ Giáo dục và Đào tạo

Một hành lang pháp lý linh hoạt mang tính xây dựng, hỗ trợ sẽ tạo điều kiện cho các trường học hay các cơ sở giáo dục thử nghiệm và áp dụng các công nghệ giáo dục mới, từ đó thúc đẩy sự đổi mới trong ứng dụng các giải pháp đột phá, hiện đại. 

Song song với lợi ích trên, Hành lang pháp lý đồng thời giúp thiết lập các tiêu chuẩn về chất lượng cho các chương trình giáo dục số, bao gồm cả nội dung học tập và các phương pháp giảng dạy. Điều này đảm bảo rằng việc chuyển đổi số không làm giảm chất lượng giáo dục, phát triển dựa trên định hướng trong chiến lược chuyển đổi số quốc gia.

Mục Tiêu Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục Hiện Nay

Theo Công văn số 4324/BGDĐT-CNTT ngày 14/08/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề cập chi tiết đến các mục tiêu trọng tâm cần thực hiện trong công cuộc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục giai đoạn 2024-2025 

Cụ thể, mục tiêu tập trung vào 3 nhóm hoạt động chính: 

  1. Chuyển đổi số trong dạy, học và đánh giá 
  2. Chuyển đổi số trong quản trị các cơ sở giáo dục và xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục
  3. Tiếp tục triển khai hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt trong giáo dục

Đọc thêm: 

Giải pháp dạy học trực tuyến LMS – Mảnh ghép hoàn chỉnh bức tranh dạy học trực tuyến 

Giải Pháp Quản Lý Và Thanh Toán Không Tiền Mặt Cho Nhà Trường 

Bên cạnh việc sửa đổi bổ sung một số công việc cần thiết phù hợp với bối cảnh giáo dục trong nước giai đoạn 2024-2025, Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh việc tiếp tục triển khai đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong GDĐT giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” một cách hiệu quả.

“Xây dựng và mở rộng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành, kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm nâng cao tiện ích và hiệu quả cho công tác quản lý giáo dục. Thiết lập kho học liệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành, bao gồm: bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác”

Đồng thời, tăng cường các điều kiện bảo đảm về hạ tầng kỹ thuật và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực số trong công tác quản lý, quản trị, dạy, học và nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục. 

Đọc thêm:

Quyết định số 100/QĐ-BGDĐT về điều chỉnh, bổ sung danh mục nhiệm vụ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025 

Công văn số 4771/BGDĐT-CNTT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và thống kê giáo dục năm học 2023-2024

Tạm Kết

Chuyển đổi số trong giáo dục không chỉ đơn giản là áp dụng công nghệ vào giảng dạy, mà là một công cuộc chuyển đổi toàn diện nhằm tái cấu trúc cách thức hoạt động và tương tác trong môi trường học tập. Hiểu đúng về mục tiêu và nhiệm vụ của chuyển đổi số sẽ giúp ban lãnh đạo các trường có cái nhìn đúng đắn, định hướng rõ ràng cho hành trình chuyển đổi số nhà trường. 

Đội ngũ PHX Smart School luôn sẵn sàng đồng hành cùng nhà trường trong việc thực hiện hóa mục tiêu chuyển đổi số. Với kinh nghiệm dày dặn thực hiện chuyển đổi số cho nhiều trường học, trường đại học trên cả nước, chúng tôi hiểu rất rõ chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục gặp những khó khăn gì, thách thức gì và giải pháp nào là tối ưu nhất cho từng trường học.

Liên hệ ngay với chúng tôi nếu quý nhà trường mong muốn được trao đổi và tìm hiểu chi tiết về lộ trình chuyển đổi số bền vững cho trường học của mình. 

LIÊN HỆ NGAY

SĐT: 0392 601 425 

Email: khachhang@phx-smartschool.com 

Theo dõi fanpage PHX Smart School để biết thêm các tin tức mới nhất về lĩnh vực giáo dục, công nghệ giáo dục trong và ngoài nước.