Cập nhật lần cuối vào Tháng mười hai 19th, 2024 at 01:44 chiều
Hiện nay, các chuẩn và đặc tả cho hệ thống E-Learning đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đào tạo khác nhau. Điều này nhằm mục đích đảm bảo tính nhất quán về nội dung, dữ liệu và cách thức giao tiếp trên mọi hệ thống E-Learning. Vậy những chuẩn và đặc tả nào đang được áp dụng? Hãy cùng PHX Smart School tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Các chuẩn và đặc tả cho hệ thống E-Learning là gì?
Các chuẩn và đặc tả cho hệ thống E-Learning là những tiêu chuẩn kỹ thuật đã được hiệp hội giáo dục quốc tế thảo luận và chấp thuận rộng rãi trong lĩnh vực E-Learning. Đây được coi như bộ quy tắc chung cần được tuân thủ khi xây dựng các hệ thống E-Learning, bài giảng E-Learning, khóa học E-Learning,…Từ đó tạo ra tiếng nói chung cho mọi đối tượng tham gia vào hoạt động đào tạo trực tuyến E-Learning.
Trước đó, vào thời điểm máy tính cá nhân ra đời, các hệ thống E-Learning nguyên mẫu đầu tiên đã được nghiên cứu và phát triển. Vấn đề đã xuất hiện khi các hệ thống này cung cấp những nội dung riêng biệt, chỉ chạy được trên dòng máy tính tương thích. Do vậy, các chuẩn và đặc tả đã được hình thành để đảm bảo tính nhất quán cho mọi hệ thống E-Learning về sau.
2. 04 tiêu chuẩn xây dựng hệ thống E-learning
Hiện nay, các chuẩn và đặc tả cho hệ thống E-Learning được phân làm 4 nhóm gồm có:
- Chuẩn đóng gói (packaging standards)
- Chuẩn trao đổi thông tin (communication standards)
- Chuẩn metadata (metadata standards)
- Chuẩn chất lượng (quality standards)
Chuẩn đóng gói | Chuẩn trao đổi
thông tin |
Chuẩn Metadata | Chuẩn chất lượng | |
Định nghĩa | Các chuẩn mô tả cách ghép nhiều khóa học từ các nhà sản xuất khác nhau thành một gói nội dung, có thể được sử dụng trên mọi hệ thống quản lý (LMS/LCMS). | Các chuẩn xác định ngôn ngữ/phương thức trao đổi thông tin chung giữa người dùng và hệ thống quản lý. | Các chuẩn chỉ ra cách mô tả các khóa học/ nội dung làm sao để người dùng hay hệ thống quản lý có thể dễ dàng tìm kiếm và phân loại khi cần thiết. | Các chuẩn quy định toàn bộ quá trình thiết kế và khả năng truy cập của khóa học đối với mọi đối tượng người dùng, trong đó có cả những người tàn tật. |
Thành phần |
|
|
…… (Các mô tả khác liên quan đến khóa học) |
|
Một số chuẩn/đặc tả tiêu biểu |
|
|
|
|
Ngoài ra, một số chuẩn khác như chuẩn viễn thông, chuẩn media,…cũng đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm trên một số hệ thống quản lý. Do đó, hầu hết các tổ chức nghiên cứu kỹ thuật hiện nay chủ yếu sử dụng bảng tiêu chuẩn trên để xây dựng và phát triển, cải thiện các chuẩn và đặc tả SCORM, AICC,…
3. Tổng hợp các chuẩn và đặc tả cho hệ thống E-learning
Hiện nay, hệ thống E-Learning trên thị trường phần lớn đều đang được áp dụng 06 chuẩn và đặc tả, chúng gồm: IMS, AICC, IEEE – LOM, SCORM, Dublin Core và Ariadne Metadata.
3.1. IMS
IMS là bộ chuẩn được lấy tên theo chính đơn vị phát triển nó là Hiệp hội Hệ thống Quản lý Giáo dục Toàn cầu. Đây là một tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu, đánh giá và thiết lập các tiêu chuẩn dựa trên XML cho tài nguyên học tập. Trong đó, XML là một ngôn ngữ đánh dấu để xác định cú pháp mã hóa tài nguyên học tập giúp người dùng và LMS hiểu được.
Bộ tiêu chuẩn IMS hiện nay bao gồm 4 đặc tả:
- Siêu dữ liệu: Đặc tả hướng dẫn cách mô tả tài liệu học tập.
- Đóng gói nội dung (IMS Content & Packaging): Đặc tả xác định cách mô tả và tổ chức tài nguyên học tập thành khóa học
- Thiết kế học tập (IMS LD): Ngôn ngữ mô hình hóa các đơn vị học tập nhằm hỗ trợ các mô hình sư phạm khác nhau và thúc đẩy khả năng tương tác tài liệu học tập.
- Thiết kế câu hỏi & kiểm tra: Đặc tả xác định cách thiết kế các câu hỏi và bài kiểm tra sao cho người dùng dễ dàng sử dụng, tương tác.
3.2. AICC
Bộ chuẩn AICC (CMI-001) tập trung vào khả năng tương tác giữa hệ thống CMI (tương đương LMS) và các bài học CBT. Các đặc tả chính bao gồm:
- Giao tiếp giữa hệ thống CMI và bài học: Đảm bảo khả năng tương tác giữa các hệ thống CMI khác nhau và các bài học CBT có nguồn khác nhau.
- Di chuyển khóa học: Xác định cách thức chuyển đổi các khóa học giữa các hệ thống CMI khác nhau.
- Lưu trữ dữ liệu đánh giá bài học: Xác định cách lưu trữ và quản lý dữ liệu.
Về mô hình dữ liệu, AICC cung cấp 7 tập tệp để mô tả khóa học và cấu trúc của chúng. Hướng dẫn AICC cũng chia nhỏ mức độ phức tạp trong mô tả cấu trúc khóa học thành 5 cấp. Điều này giúp giảm nỗ lực chỉnh sửa hệ thống CMI và cung cấp dữ liệu đầy đủ hơn cho đơn vị cung cấp nội dung.
3.3. IEEE – LOM
Vào năm 2020, IEEE LTSC (Ủy ban Tiêu chuẩn Công nghệ Học tập) đã phát triển bộ chuẩn LOM về siêu dữ liệu đối tượng học tập. Các tiêu chuẩn này mô tả tài nguyên học tập, tập trung vào cú pháp và ngữ nghĩa để mô tả các thuộc tính cần thiết của đối tượng học tập.
Bộ tiêu chuẩn IEEE LOM được phát triển với một số mục tiêu đặc biệt như:
- Đảm bảo khả năng phát triển và kết hợp các tài nguyên học tập một cách linh hoạt.
- Hỗ trợ cá nhân hóa bài học tự động qua các hệ thống máy tính.
- Phát triển nền kinh tế bền vững cho đối tượng học tập, phù hợp với các hình thức phân phối khác nhau.
- Chuẩn hóa nội dung giáo dục và tiêu chuẩn hoạt động, độc lập với nội dung cụ thể.
- Cung cấp công cụ nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của đối tượng học tập.
- Thiết kế tiêu chuẩn đơn giản, mở rộng và dễ áp dụng trên toàn cầu.
- Hỗ trợ bảo mật và xác thực trong phân phối tài nguyên học tập.
3.4. SCORM
SCORM (mô hình tham chiếu đối tượng nội dung có thể chia sẻ) là tiêu chuẩn E-Learning kết hợp các yếu tố từ IEEE, AICC, và IMS để hỗ trợ xây dựng nội dung học tập có tính tương thích và tái sử dụng. Nó cung cấp các tài liệu hướng dẫn, phương pháp tốt nhất, và giao diện lập trình ứng dụng (API) để kết nối nội dung học tập với hệ thống LMS.
Trong đó, chuẩn SCORM bao gồm 2 thành phần chính:
- Tài nguyên SCORM: Nó bao gồm các đơn vị nội dung học tập (SCO) như trang Web, một Tài liệu XML, hình ảnh JPEG,…hoặc dạng nội dung kết hợp.
- Đặc tả SCORM RTE (Runtime Environment): Đặc tả này sẽ hướng dẫn cách nội dung sẽ hoạt động sau khi được LMS khởi chạy như kết nối với kho lưu trữ nội dung, giao tiếp và truy xuất nội dung.
3.5. Dublin Core
Dublin Core hay DCMI, là một bộ chuẩn và đặc tả cho hệ thống E-Learning về siêu dữ liệu ,nhằm giúp việc tìm kiếm thông tin thông tin trên internet trở nên dễ dàng hơn. Bộ tiêu chuẩn sẽ mô tả chi tiết cách thiết lập tài liệu, nội dung khóa học trên website, với tổng cộng 15 phần tử bao gồm:
- Tiêu đề: Tên gọi của tài liệu hoặc thông tin.
- Người tạo: Ai hoặc tổ chức nào tạo ra tài liệu.
- Chủ đề: Từ khóa hoặc ý chính của nội dung.
- Mô tả: Tóm tắt nội dung của tài liệu.
- Nhà xuất bản: Đơn vị hoặc cá nhân phát hành tài liệu.
- Người đóng góp: Các cá nhân/tổ chức khác có vai trò hỗ trợ.
- Ngày: Thời điểm tài liệu được tạo hoặc công bố.
- Loại: Kiểu nội dung (bài viết, video, hình ảnh,…).
- Định dạng: Định dạng của tài liệu (PDF, Word,…).
- Định danh: Mã hoặc số nhận diện duy nhất của tài liệu.
- Nguồn: Tài liệu gốc hoặc nơi tài liệu được lấy ra.
- Ngôn ngữ: Ngôn ngữ sử dụng trong nội dung.
- Quan hệ: Liên kết tới các tài liệu liên quan.
- Mức độ phù hợp: Thông tin về thời gian, địa điểm của nội dung.
- Quyền: Các điều kiện sử dụng và bản quyền của tài liệu.
DMCI muốn hướng đến mục tiêu phát triển các bộ siêu dữ liệu tùy chỉnh theo nhu cầu cộng đồng, được áp dụng trên nhiều lĩnh vực. Ngoài ra, bộ tiêu chuẩn còn mô tả cách kết nối giữa các bộ siêu dữ liệu này với nhau.
3.6. Ariadne Metadata
Tương tự như Dublin Core, Ariadne Metadata do Ariadne Foundation xây dựng cũng là một bộ chuẩn đề cập chủ yếu về lĩnh vực siêu dữ liệu, bao gồm 6 đặc tả:
- Thông tin chung: Các thông tin mô tả đối tượng học tập như tiêu đề, ngôn ngữ,…
- Lập chỉ mục: Hướng dẫn tổ chức và sắp xếp đối tượng học tập để dễ dàng tìm kiếm và truy cập.
- Chú thích: Đặc tả mô tả những ghi chú về đối tượng học tập.
- Ngữ nghĩa: Tập hợp các yếu tố mô tả phân loại đối tượng học tập như khóa học, chuyên ngành, môn học,…
- Sư phạm: Tập hợp các yếu tố đặc điểm sự phạm và giáo dục của đối tượng học tập như mức độ tương tác, mật độ thông tin,…
4. Tạm kết
Thông qua các chuẩn và đặc tả cho hệ thống E-Learning trên đây, mọi người đã có thể hiểu hơn về những tiêu chuẩn và hướng dẫn cụ thể trong quá trình triển khai các nội dung, hệ thống E-Learning như thế nào. Về cơ bản, chúng đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính tương thích giữa các hệ thống LMS và khóa học với nhau, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm người học.
Nếu các thầy cô và nhà trường đang có nhu cầu tham khảo về hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning, hãy liên hệ ngay với PHX Smart School tại:
CTCP Dịch Vụ Và Giải Pháp Công Nghệ Giáo Dục PHX Smart School
- SĐT: (+84)392-601-425
- Email: khachhang@phx-smartschool.com
- Fanpage: PHX Smart School
Chuyên gia chiến lược chuyển đổi số giáo dục, 12 năm kinh nghiệm làm công tác cố vấn cho các đơn vị trường học, trường đại học trên cả nước trong việc triển khai các giải pháp công nghệ.