Khám phá 12 loại thiết bị thư viện thông minh phổ biến hiện nay

Thiết bị thư viện thông minh

Cập nhật lần cuối vào Tháng 6 9th, 2025 at 04:40 chiều

Ngày nay, việc hiện đại hóa mô hình thư viện là điều quan trọng để nâng cao hiệu quả vận hành cũng như đảm bảo khai thác tối đa khả năng của thư viện. Trong đó, các thiết bị thư viện thông minh chiếm ảnh hưởng lớn đến quá trình này. Vậy thị trường hiện nay đang có những thiết bị nào? Hãy cùng PHX Smart School tìm hiểu chi tiết trong bài viết này. 

1. Các quy định chung về thiết bị thư viện tại Việt Nam

Tại Việt Nam, việc triển khai thư viện thông minh trong nhà trường và cơ sở giáo dục được định hướng rõ ràng thông qua hai văn bản pháp lý quan trọng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành:

  • Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT: Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tối thiểu đối với mầm non, tiểu học, trung học. Trong đó, phần thiết bị chuyên dùng cho thư viện được chia thành hai mức độ (mức độ 1 – cơ bản, mức độ 2 – nâng cao) tùy theo điều kiện triển khai của từng cơ sở.
  • Thông tư 14/2023/TT-BGDĐT: Quy định tiêu chuẩn thư viện đối với cơ sở giáo dục đại học. Thông tư đưa ra các yêu cầu cụ thể về tài nguyên thông tin, không gian thư viện, trang thiết bị phần cứng, phần mềm và các tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ vận hành thư viện hiện đại, tích hợp số hóa và hỗ trợ người khuyết tật.

Hai thông tư này đóng vai trò là khung pháp lý định hướng đầu tư thiết bị thư viện thông minh trong hệ thống giáo dục quốc dân, giúp các đơn vị có căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển thư viện theo đúng chuẩn quốc gia.

thiết bị thư viện thông minh
Cơ sở vật chất tại một thư viện thông minh dành cho trẻ em tại Việt Nam

Dưới đây là bảng tổng hợp các thiết bị phần cứng theo cấp học.

Mức độ Mầm non Tiểu học Trung học Liên cấp Đại học
Mức độ 1
  • Tủ, kệ, giá sách, bàn ghế cho trẻ, giáo viên và cán bộ thư viện
  • Tủ/hộp mục lục, sổ mục lục
  • Bảng giới thiệu sách, bảng hướng dẫn sử dụng thư viện
  • Các thiết bị khác phù hợp với không gian chức năng
Tương tự mầm non, điều chỉnh phù hợp độ tuổi Tương tự mầm non, điều chỉnh phù hợp với độ tuổi và quy mô sử dụng Áp dụng thiết bị mức độ 1 của từng cấp học thành phần
  • Tủ, kệ, giá sách, bàn ghế cho người dùng và cán bộ thư viện
  • Quầy thông tin, thiết bị tra cứu, thiết bị trưng bày
  • Hệ thống máy tính kết nối internet
  • Máy in, máy photocopy, máy quét
  • Máy chủ, thiết bị lưu trữ dữ liệu
  • Phương tiện nghe nhìn (TV, màn hình trình chiếu…)
  • Thiết bị an ninh và tự động hóa (cổng từ, camera, RFID…)
  • Thiết bị công nghệ thư viện khác (như máy trả sách tự động…)
Mức độ 2
  • Toàn bộ thiết bị mức độ 1
  • Máy tính kết nối Internet
  • Máy in
  • Phương tiện nghe nhìn
  • Các thiết bị CNTT khác
Tương tự các thiết bị của mầm non. Thêm thiết bị số hóa tài nguyên. Tương tự các thiết bị của mầm non. Thêm thiết bị số hóa tài nguyên. Áp dụng thiết bị mức độ 2 của từng cấp học, bố trí riêng từng khu vực

Trong giai đoạn xây dựng thư viện thông minh, thiết bị đầu tư cần đảm bảo khả năng tương thích với phần mềm quản lý, dễ sử dụng, thuận tiện bảo trì và có kế hoạch nâng cấp theo vòng đời. Việc bố trí thiết bị phải phù hợp với công năng từng không gian, tạo sự tiện nghi, an toàn và thân thiện với người khuyết tật. Thiết bị công nghệ nên được lựa chọn theo hướng đồng bộ, dễ tích hợp và mở rộng, nhằm đảm bảo hiệu quả vận hành và khả năng thích ứng với sự phát triển trong tương lai.

2. Các thiết bị thư viện thông minh phổ biến

Trong những thư viện truyền thống, các thiết bị cơ bản như tủ sách, kệ trưng bày, bàn ghế đọc, bảng hướng dẫn… đã đáp ứng tốt nhu cầu lưu trữ và tra cứu tài liệu. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các thư viện hiện  cần được nâng cấp thêm một số thiết bị phần cứng tiên tiến nhằm vận hành hiệu quả hơn.

Và hiện nay, các thiết bị thư viện thông minh có thể được phân chia thành 4 nhóm chính theo chức năng:

  • Nhóm thiết bị vận hành: đảm nhiệm hoạt động mượn trả, tra cứu và tổ chức tài nguyên.
  • Nhóm thiết bị an ninh: giúp kiểm soát và bảo vệ tài sản thư viện.
  • Nhóm thiết bị số hóa: phục vụ lưu trữ và chuyển đổi tài liệu sang dạng số.
  • Nhóm thiết bị hỗ trợ đặc biệt: Hỗ trợ khả năng tiếp cận cho một số trường hợp đặc biệt như người khuyết tật.

Vậy cụ thể, thư viện thông mình thường có những thiết bị công nghệ nào? Các thiết bị công nghệ thông minh một thư viện cần có gồm:

2.1. Nhóm thiết bị an ninh

  • Cổng từ an ninh RFID

Cổng từ an ninh RFID là một trong những thiết bị then chốt trong hệ thống an ninh của thư viện thông minh. Được đặt tại lối ra vào thư viện, cổng này có nhiệm vụ phát hiện các tài liệu có gắn thẻ RFID chưa được xử lý mượn đúng quy trình. Khi một người dùng mang theo sách chưa được ghi nhận vào hệ thống mượn trả, cổng sẽ phát tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh hoặc ánh sáng. 

Thiết bị hoạt động không cần tiếp xúc, giúp giám sát tài sản thư viện một cách hiệu quả, đồng thời đảm bảo môi trường thân thiện và hiện đại cho người sử dụng. Đây là giải pháp thay thế hoàn hảo cho các hệ thống cổng từ từ tính truyền thống, với độ chính xác và tính linh hoạt cao hơn trong việc quản lý tài liệu.

thiết bị thư viện thông minh
Hình ảnh thực tế cổng từ an ninh RFID

Một số nhà cung cấp hàng đầu: 3M Library Systems, Bibliotheca, INNO RFID, FE Technologies,…

  • Tem RFID

Đi kèm với cổng từ, tem RFID là thiết bị đảm bảo quá trình  kiểm soát an ninh tự động có thể hoạt động. Đây là loại nhãn điện tử tích hợp chip và ăng-ten, được dán hoặc gắn vào từng tài liệu (sách, tạp chí, luận văn…) để lưu trữ và truyền tải thông tin định danh. Trong thư viện, mỗi tem RFID sẽ chứa mã định danh duy nhất của cuốn sách và được lập trình qua trạm thủ thư.

  • Camera giám sát

Đây là hệ thống thiết bị thư viện thông minh bắt buộc hiện nay. Với chức năng chính là phòng chống trộm cắp, đảm bảo an ninh tài sản và trật tự, hệ thống camera còn hỗ trợ trích xuất hình ảnh khi có sự cố, làm căn cứ xử lý vi phạm hoặc cải thiện quy trình vận hành. 

Trong mô hình thư viện thông minh, nhiều camera hiện nay còn tích hợp AI để nhận diện khuôn mặt, đếm lượt người vào/ra, phát hiện hành vi bất thường hoặc hỗ trợ phân tích hành vi người dùng để tối ưu bố trí không gian.

Một số nhà cung cấp hàng đầu: Hikvision, FPT Camera, KBVision, Ezviz, Dahua Technology,… 

  • Thiết bị kiểm soát ra vào

Thiết bị kiểm soát ra vào được sử dụng để quản lý và phân quyền truy cập vào các khu vực trong thư viện, đặc biệt là những khu vực cần giới hạn quyền tiếp cận như kho sách, phòng đọc chuyên biệt, phòng số hóa hoặc phòng máy. Thiết bị có thể hoạt động dưới nhiều hình thức: quét vân tay, quét thẻ từ hoặc nhận diện khuôn mặt, tùy theo nhu cầu bảo mật của từng đơn vị.

Một số nhà cung cấp hàng đầu: ZKTeco, Smartid, Vũ Hoàng Telecom,Suprema,…

2.2. Nhóm thiết bị vận hành

  • Trạm thủ thư RFID

Trạm thủ thư RFID là thiết bị chuyên dụng đặt tại bàn làm việc của cán bộ thư viện, cho phép ghi dữ liệu định danh (ID) vào thẻ RFID gắn trên sách, đồng thời hỗ trợ các nghiệp vụ như mượn, trả, gia hạn và kiểm tra trạng thái tài liệu. Ngoài ra, trạm còn xử lý tình huống đặc biệt như lỗi thẻ, kiểm tra thông tin bạn đọc và đồng bộ dữ liệu với phần mềm thư viện. Với thao tác nhanh, chính xác và không tiếp xúc, thiết bị này giúp nâng cao hiệu quả phục vụ và tiết kiệm thời gian xử lý tài liệu.

thiết bị thư viện thông minh
Hình ảnh minh họa trạm thủ thư RFID

Một số nhà cung cấp hàng đầu: INNO RFID, FE Technologies, Nam Việt,…

  • Kiosk tự phục vụ

Kiosk tự phục vụ, hay còn gọi là máy mượn/trả sách tự động, là thiết bị thư viện thông minh được thiết kế để người dùng có thể tự thực hiện thao tác mượn và trả tài liệu mà không cần sự hỗ trợ trực tiếp từ thủ thư. Thiết bị thường tích hợp màn hình cảm ứng, đầu đọc RFID, máy quét mã vạch và máy in biên lai, cho phép người dùng đăng nhập bằng thẻ thư viện, nhận diện sách, xác nhận mượn hoặc trả và nhận biên lai giao dịch trong vòng chưa đến một phút. 

Kiosk không chỉ là một giải pháp thay thế cho trạm thủ thư mà còn giúp tăng tính chủ động, riêng tư cho người dùng, đặc biệt hiệu quả trong các thư viện có lưu lượng lớn như thư viện đại học, trung tâm học liệu hoặc thư viện công cộng.

Một số nhà cung cấp hàng đầu: 3M Library Systems, INNO, Nam Việt, Bibliotheca, D-Tech, FE Technologies,…

  • Máy tra cứu OPAC

Máy tra cứu OPAC là thiết bị đầu cuối được lắp đặt tại các khu vực công cộng trong thư viện, cho phép người dùng tra cứu danh mục tài liệu có trong hệ thống thư viện số. OPAC đóng vai trò như “cổng thông tin mini” giúp bạn đọc dễ dàng tìm kiếm tên sách, tên tác giả, chủ đề, vị trí lưu trữ hoặc tình trạng mượn trả của tài liệu. 

Thiết bị này thường là một máy tính cá nhân hoặc màn hình cảm ứng chuyên dụng, kết nối trực tiếp với phần mềm quản lý thư viện. Trong nhiều thư viện hiện đại, máy OPAC còn hỗ trợ chức năng mở rộng như đặt trước tài liệu, đăng nhập tài khoản cá nhân, truy cập tài nguyên số (ebook, bài báo điện tử) hoặc hướng dẫn sử dụng thư viện.

  • Hệ thống trả và phân loại tự động

Đây là giải pháp tích hợp giữa trạm trả sách và hệ thống phân loại tài liệu theo danh mục định sẵn, hoạt động dựa trên công nghệ RFID và bằng chuyền tự động. Khi người dùng hoàn trả sách vào khe nhận, hệ thống sẽ quét thông tin rồi tự động chuyển sách đến khay/kệ phù hợp theo từng bộ môn, phân loại, tình trạng hoặc khu vực lưu trữ. 

Một số hệ thống còn có thể kiểm tra tình trạng vật lý tài liệu (rách, mất RFID…) và gửi cảnh báo cho thủ thư. Thiết bị này đặc biệt hiệu quả trong các thư viện có lưu lượng sách mượn/trả lớn, giúp tiết kiệm thời gian hoàn sách về kệ.

thiết bị thư viện thông minh
Hệ thống trả và phân loại tài liệu tự động

Một số nhà cung cấp hàng đầu: Bibliotheca, Lyngsoe Systems,…

2.3. Nhóm thiết bị số hóa

  • Máy scan chuyên dụng

Máy scan tài liệu chuyên dụng là một trong số những thiết bị thư viện thông minh điển hình, được thiết kế đặc biệt để quét sách, tài liệu giấy mà không làm hư hỏng tài liệu gốc, đặc biệt phù hợp với sách có gáy đóng chặt hoặc tài liệu quý, hiếm. Thiết bị này giúp chuyển đổi tài liệu vật lý thành file ảnh, PDF hoặc dữ liệu số có thể xử lý bằng phần mềm OCR (nhận dạng ký tự), phục vụ mục tiêu số hóa tài nguyên thư viện. Nhiều dòng máy hiện đại còn hỗ trợ tự lật trang, chống lóa, căn chỉnh hình ảnh tự động và xuất bản tài liệu dưới dạng ebook hoặc cơ sở dữ liệu trực tuyến. 

Một số nhà cung cấp hàng đầu: CZUR, Plustek, IRIS, Avision,…

thiết bị thư viện thông minh
Minh họa máy scan tài liệu chuyên dụng
  • Tủ khử khuẩn sách – Tủ hút ẩm

Là thiết bị chuyên dụng dùng trong thư viện nhằm làm sạch, khử mùi, diệt khuẩn và kiểm soát độ ẩm của sách, tài liệu giấy, đặc biệt trước khi đưa vào quá trình số hóa hoặc lưu trữ dài hạn. Thiết bị sử dụng công nghệ UV-C, ozone hoặc công nghệ ion hóa kết hợp quạt đối lưu để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn bám trên tài liệu, đồng thời giữ độ ẩm ổn định để tránh tình trạng mục giấy, bong gáy hoặc ố vàng. Không chỉ giúp kéo dài tuổi thọ tài liệu, tủ khử khuẩn còn bảo vệ sức khỏe cho người trực tiếp xử lý sách, giảm nguy cơ tiếp xúc với nấm mốc, bụi mịn hoặc vi sinh vật gây hại.

Một số nhà cung cấp hàng đầu: Raytech, EasyDry, Elibin,…

thiết bị thư viện thông minh
Hình ảnh thực tế tủ khử khuẩn sách

Một số nhà cung cấp hàng đầu: Raytech, EasyDry, Elibin,…

2.4. Nhóm thiết bị hỗ trợ đặc biệt

  • Thiết bị đọc chữ

Thiết bị đọc chữ cho người khiếm thị bao gồm phần cứng và phần mềm có khả năng chuyển đổi văn bản thành giọng nói nhằm hỗ trợ người dùng không nhìn thấy hoặc có thị lực kém tiếp cận tài nguyên thư viện. Thiết bị có thể là một máy đọc sách chuyên dụng, máy tính tích hợp phần mềm đọc màn hình, hoặc thiết bị cầm tay hỗ trợ nhận dạng văn bản in. 

Những công cụ này cho phép người khiếm thị nghe nội dung sách, bài viết, tài liệu học tập dưới dạng âm thanh với giọng đọc tự nhiên, tùy chọn ngôn ngữ và tốc độ. Một số thiết bị còn hỗ trợ lật trang tự động, ghi chú bằng giọng nói hoặc kết nối với cơ sở dữ liệu sách nói. Đây là giải pháp then chốt giúp thư viện hiện đại thực hiện nguyên tắc tiếp cận toàn diện, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin bình đẳng cho mọi đối tượng người dùng.

thiết bị thư viện thông minh
Thiết bị đọc chữ hỗ trợ cho người khiếm thị
  • Bàn phím chữ lớn, chuột chuyên biệt

Bàn phím chữ lớn và chuột chuyên biệt là những thiết bị ngoại vi được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ người dùng có thị lực kém, người cao tuổi hoặc người khuyết tật vận động có thể sử dụng máy tính một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Bàn phím chữ lớn có các ký tự được in to, rõ ràng, tương phản cao giúp người dùng dễ định vị phím. Chuột chuyên biệt có thể là chuột bi lăn , chuột một nút, chuột bàn cảm ứng lớn, hoặc các thiết bị điều khiển thay thế dành cho người không thể thao tác chuột thông thường. 

Những thiết bị này giúp giảm căng thẳng thị giác, hỗ trợ thao tác chính xác và tăng khả năng tiếp cận tài nguyên số cho người khuyết tật – một phần quan trọng trong việc xây dựng thư viện học đường thân thiện, toàn diện và không rào cản.

3. Tạm kết

Thiết bị thư viện thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa thư viện, nâng cao hiệu quả vận hành và mở rộng khả năng tiếp cận tài nguyên cho người dùng. Từ thiết bị RFID, máy mượn trả tự động đến các công cụ hỗ trợ người khuyết tật, mỗi hạng mục đều góp phần xây dựng thư viện thân thiện, toàn diện và phù hợp với xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục. Việc lựa chọn thiết bị cần linh hoạt, phù hợp với mục tiêu và quy mô triển khai.

Là doanh nghiệp hàng đầu về giải pháp giáo dục, đội ngũ PHX Smart School cam kết luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành cùng các đơn vị trong mục tiêu hướng đến mô hình giáo dục số. Lấy người dùng làm trung tâm, chúng tôi luôn không ngừng phát triển các giải pháp tiên tiến, giúp chất lượng đào tạo và hiệu quả vận hành của đơn vị ngày một được nâng cao. 

Nếu các đơn vị đang có nhu cầu về triển khai giải pháp quản lý thư viện thông minh, hãy liên hệ ngay với PHX Smart School tại:

CTCP Dịch Vụ Và Giải Pháp Công Nghệ Giáo Dục PHX Smart School 

  • SĐT: (+84)392-601-425
  • Email: khachhang@phx-smartschool.com
  • Fanpage: PHX Smart School
Hãy đánh giá nếu bài viết hữu ích nhé!
Vũ Minh Ngọc

Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ Giáo dục – Đại học Nam Kinh, 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *