Tại Sao Nói Phần Mềm LMS là Bước Đầu Tiên Trong Chuyển Đổi Số Giáo Dục?

Hậu đại dịch, chúng ta có thể thấy nhiều bước tiến lớn trong lĩnh vực giáo dục cụ thể là hoạt động quản lý đào tạo bởi sự xuất hiện của một số giải pháp công nghệ về dạy học trực tuyến, E- learning hay rộng hơn là phần mềm LMS. 

Các phần mềm này khiến cho quá trình dạy và học được diễn ra một cách liên tục, không bị giới hạn bởi thời gian, không gian. Hơn nữa, khả năng tiếp cận được số lượng lớn người học cũng như tái sử dụng được nhiều lần là những điểm mà các mô hình truyền thống không làm được.

Với đặc thù của các trường học khi mà hoạt động giảng dạy cần được đảm bảo tính xuyên suốt và đi đúng lộ trình thì các phần mềm  quản lý học tập như LMS lại càng thể hiện rõ tầm quan trọng của nó trong vận hành nhà trường cũng như hướng đến mục tiêu chuyển đổi số toàn diện.

Phần mềm LMS là gì?

LMS (Learning Management System) là một phần mềm được thiết kế để quản lý, theo dõi, đánh giá và cung cấp các khóa học, các lớp học hay chương trình giáo dục được thực hiện trên nền tảng trực tuyến. 

Ngoài các chức năng chính như quản lý người dùng, quản lý khóa học, một số phần mềm LMS hiện đại còn cung cấp các lộ trình học tập, nội dung học được cá nhân hóa theo thói quen của từng học viên. 

Hiện nay, phần mềm LMS được ứng dụng không chỉ bởi các trường học mà còn ở các đơn vị, tổ chức đang thực hiện mảng đào tạo hoặc có nhu cầu triển khai khóa học trực tuyến.  

Các dạng phần mềm LMS

Ngày nay, phần mềm LMS được sử dụng dưới nhiều loại hình khác nhau phụ thuộc vào mô hình vận hành cũng như cách thức bảo trì hệ thống riêng. 

Trong đó, 3 dạng phổ biến nhất trên thực tế là: LMS mã nguồn mở, LMS thương mại, LMS dựa trên đám mây.   

1. LMS mã nguồn mở.

LMS mã nguồn mở cho phép nhà trường có thể tải mã nguồn về máy tính và tự do tùy biến các chức năng trong hệ thống dựa theo nhu cầu sử dụng của mình. Về cơ bản, LMS mã nguồn mở là hoàn toàn miễn phí, bạn sẽ chỉ phải trả phí cho các tính năng nâng cao. 

Để sử dụng được phần mềm này sẽ cần đến một đội kỹ thuật có chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm làm nhiệm vụ vận hành, bảo trì cũng như nâng cấp hệ thống thường xuyên. 

2. LMS thương mại

LMS thương mại là sản phẩm được cung cấp bởi các công ty phần mềm. Các công ty này sẽ chịu trách nhiệm cho toàn bộ các hoạt động liên quan đến phần mềm từ vận hành, bảo trì, nâng cấp cho đến lưu trữ dữ liệu.

Các đơn vị giáo dục có thể đăng ký gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng, trong đó số lượng tính năng sẽ được giới hạn.   

3. LMS dựa trên đám mây

LMS dựa trên đám mây (Cloud-based LMS) là các hệ thống được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ và truy cập thông qua internet. 

Các chức năng của phần mềm LMS

1. Quản trị hệ thống

Quản trị hệ thống làm nhiệm vụ thiết lập các thông số quản trị hệ thống bao gồm các khối chức năng tích hợp đồng bộ dữ liệu. Đồng thời quản lý vai trò, quản lý người dùng và quản lý trang (web page) của hệ thống. 

Quản trị hệ thống được coi như bộ điều khiển trung tâm của phần mềm LMS 

2. Quản trị đào tạo

Quản trị đào tạo liên quan đến toàn bộ các yếu tố trong hoạt động giảng dạy: khóa học, lớp học, lộ trình đào tạo, học bạ, chứng chỉ, báo cáo đào tạo. 

 

3. Quản trị nội dung

Module này thực hiện chức năng lưu trữ và quản lý toàn bộ các tài liệu, học liệu, bài giảng,… phục vụ cho quá trình dạy học trực tuyến. 

 

4. Quản lý học viên

Quản lý học viên cho phép quản lý hồ sơ học viên, giám sát quá trình và kết quả học của mỗi thành viên từ đó đưa ra phương pháp học tập hiệu quả: theo lộ trình hoặc cá nhân hóa.

5. Đánh giá kiểm tra

Thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân hàng câu hỏi, đề thi, bài kiểm tra trong hệ thống LMS, cũng như cho phép tạo và thực hiện các bài kiểm tra ngay trên phần mềm.  

 

6. Live-class

Live-class là chức năng cho phép người dùng tạo ra các lớp học trực tuyến được tích hợp một số tính năng như trò chuyện qua thanh chat, tương tác trực tiếp với giảng viên theo thời gian thực. 

7. Trao đổi liên lạc

Với module này, các giảng viên có thể tạo ra các cuộc thảo luận giữa các học viên với nhau trong hoặc ngoài giờ học. Đồng thời, thực hiện quản lý toàn bộ các thông báo, email về lớp học và chương trình học.

 

8. Báo cáo

Cho phép người dùng xuất các báo cáo trong LMS như người dùng, nội dung đào tạo, kết quả đào tạo,… ra các phần mềm bên ngoài như hệ thống quản lý trường học. 

Xem thêm: Lộ trình triển khai hệ thống quản lý trường học 

Vai trò của LMS trong chuyển đổi số giáo dục

Trong quyết định số 749/QĐ-TTg được Chính phủ phê duyệt đã nêu rõ mục tiêu chuyển đối số giáo dục đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa kết hợp với hình thức trực tiếp trên lớp, ứng dụng các giải pháp công nghệ vào hoạt động quản lý đào tạo, số hóa các tài liệu giảng dạy.  

Quản lý đào tạo theo kiểu truyền thống đang dần xuất hiện nhiều điểm hạn chế khi số lượng học sinh gia tăng, lượng thông tin cần được xử lý ngày một nhiều hơn. Khi đó, một phần mềm quản lý điện tử như LMS là phương án cần được ưu tiên hàng đầu để giúp nhà trường vừa tối ưu được nguồn lực mà vừa cải thiện được hiệu suất công việc. 

Hệ thống LMS được coi như một giải pháp toàn diện cho mảng đào tạo trường học bởi các tính năng ưu việt của nó từ quản lý, theo dõi, đánh giá học viên cho đến các chức năng tích hợp thêm như bài giảng SCORM, kiểm tra trực tuyến,… được đồng bộ hóa với hệ thống quản lý của nhà trường. 

Tạm kết

Phần mềm LMS giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn về lĩnh vực đào tạo trong một tổ chức giáo dục chứ không dừng lại chỉ là một phần mềm hỗ trợ cho công việc dạy và học đơn thuần. 

Trong công cuộc chuyển đổi số giáo dục, tính tối ưu hóa và khả năng đồng bộ hóa là 2 yếu tố cần được song hành với nhau trong bất kỳ giải pháp công nghệ nào được ứng dụng. Đây là lý do vì sao khi sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến đơn thuần, nhiều đơn vị rất dễ gặp bế tắc trong việc truy xuất và đồng bộ dữ liệu vào hệ thống quản lý chung. Phần mềm LMS được thiết kế để thực hiện song song cả 2 công việc quản lý và giảng dạy nhằm đảm bảo dữ liệu luôn được cập nhật ngay lập tức mà không cần đến bất kỳ khâu trung gian nào.

Để biết thêm các thông tin về cách thức triển khai phần mềm LMS hay các tin tức mới nhất về lĩnh vực giáo dục, công nghệ giáo dục, tất cả sẽ được cập nhật tại fanpage PHX Smart School