Sau Quyết định Số 749/QĐ-TTg được ban hành, hệ thống quản lý học tập LMS được kỳ vọng sẽ trở thành giải pháp cốt lõi về chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam trong ít nhất 5 năm tới với trọng tâm là công tác đào tạo.
Hệ thống LMS đóng vai trò là cầu nối giúp trường học và các tổ chức giáo dục chuyên môn hóa nghiệp vụ đào tạo bằng cách thay thế các hoạt động vật lý truyền thống sang hệ thống quản lý điện tử.
Vậy những yếu tố nào tác động đến quá trình xây dựng hệ thống LMS? Lộ trình tham khảo bao gồm những giai đoạn nào? Cùng PHX Smart School tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung
Trước Khi Triển Khai Hệ Thống LMS
Tìm Kiếm Nhà Cung Cấp
Việc tìm ra một nhà cung cấp tiềm năng là bước đầu tiên đồng thời cũng là bước quan trọng nhất trong triển khai hệ thống LMS. Lý do là bởi họ sẽ đóng góp vào gần như toàn bộ các hoạt động xuyên suốt quá trình.
Nhà cung cấp hơn ai hết là những người có nhiều kinh nghiệm nhất trong ngành về việc triển khai hệ thống này. Họ đóng vai trò là người cố vấn đồng thời thực hiện các công tác bao gồm: thu thập thông tin, phân tích nhu cầu,… từ đó đưa ra lộ trình triển khai phù hợp tương ứng mỗi trường học.
Trong quá trình vận hành, nhà cung cấp sẽ là bên đảm bảo về chuyên môn và duy trì chất lượng của hệ thống. Các công việc bao gồm: lắp đặt thiết bị, cài đặt phần cứng/phần mềm, bảo trì và nâng cấp hệ thống đều sẽ được đơn vị thực hiện 100%.
Ngoài ra, nhà cung cấp cũng là bên duy nhất đủ khả năng tìm ra và giải quyết các vấn đề như thế nào khi hệ thống gặp sự cố. Vì vậy, vai trò của nhà cung cấp là cực kỳ quan trọng với sự thành công của cả hệ thống LMS.
Bài Toán Chi Phí
Hệ thống LMS hay bất kỳ một giải pháp giáo dục nào thì bài toán về chi phí là yếu tố cần được nhà trường hay các tổ chức giáo dục xem xét kỹ lưỡng ngay từ khâu thỏa thuận hợp tác.
Một hệ thống LMS để đưa vào thực tế tại một trường học sẽ yêu cầu 2 loại chi phí lớn: chi phí đầu tư và chi phí vận hành.
Chi phí đầu tư là toàn bộ các hạng mục liên quan đến xây dựng hệ thống LMS như: chi phí phần cứng/phần mềm, chi phí thiết kế hệ thống, chi phí đào tạo nhân sự,…
Chi phí vận hành là các chi phí để duy trì hệ thống: chi phí vận hành, chi phí bảo trì hệ thống, chi phí nâng cấp hệ thống,…
Lộ Trình Triển Khai Hệ Thống LMS
Mỗi một trường học sẽ có mô hình khác nhau, cách vận hành khác nhau, chuyên môn nhân sự khác nhau và yêu cầu về hệ thống LMS cũng là khác nhau. Thế nên, không thể có một lộ trình hoàn chỉnh để có thể áp dụng cho tất cả các nhà trường mà chỉ dừng lại ở tính chất tham khảo, cung cấp những thông tin khái quát nhất giúp nhà trường hiểu thực tế hệ thống được triển khai là như thế nào.
Xem thêm: Tại Sao Nói Phần Mềm LMS là Bước Đầu Tiên Trong Chuyển Đổi Số Giáo Dục?
Giai Đoạn 1: Khảo Sát & Đánh Giá Nhu Cầu
1.1. Thu Thập Thông Tin
Mục tiêu: Hiểu rõ nhu cầu và yêu cầu cụ thể của trường
Hoạt động: Tiến hành các cuộc họp với ban điều hành, bộ phận đào tạo, bộ phận IT để bàn bạc về nhu cầu hiện tại, hoạt động vận hành.
1.2. Phân Tích Nhu Cầu
Mục tiêu: Đánh giá và xác định các chức năng cần thiết cho hệ thống LMS.
Hoạt động: Phân tích thông tin thu thập được để xác định các tính năng cần thiết của hệ thống. Sau đó, nhà trường sẽ bàn bạc lại với nhà cung cấp để chốt danh sách các module trong hệ thống.
Giai Đoạn 2: Thiết Kế Hệ Thống
Mục tiêu: Đảm bảo hệ thống được thiết kế khoa học, dễ dàng sử dụng, thân thiện với người dùng.
Hoạt động: Thiết kế kiến trúc hệ thống, các chức năng chi tiết. Gửi bản mẫu (prototype) để minh họa cách thức sử dụng, tương tác với hệ thống.
Giai Đoạn 3: Bàn Giao & Nghiệm Thu
Mục tiêu: Hệ thống hoạt động tốt với kế hoạch ban đầu.
Hoạt động: Thực hiện các bài kiểm tra thực tế chức năng, kiểm tra tích hợp, kiểm tra hiệu năng và kiểm tra bảo mật. Điều chỉnh và sửa lỗi phát sinh trong quá trình thử nghiệm.
Giai Đoạn 4: Training Nhân Sự
Mục tiêu: Đảm bảo người dùng nắm vững cách sử dụng hệ thống.
Hoạt động: Tổ chức các buổi đào tạo cho giáo viên, nhân viên vận hành và học sinh về cách sử dụng hệ thống. Cung cấp tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật trong giai đoạn đầu sử dụng.
Tạm Kết
Hệ thống LMS hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, một nhà cung cấp có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm thực tế có thể giúp nhà trường rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian triển khai và vận hành hệ thống.
Tùy theo từng bối cảnh nhà trường mà lộ trình triển khai hệ thống cũng sẽ được tinh chỉnh sao cho phù hợp nhất, nhằm tối ưu hóa các nguồn lực và điều kiện thực tế mà nhà trường đang có.
Để biết thêm các thông tin về triển khai thực tế hệ thống LMS hay các tin tức mới nhất về lĩnh vực giáo dục, công nghệ giáo dục, tất cả sẽ được cập nhật tại fanpage PHX Smart School