Cập nhật lần cuối vào Tháng 4 25th, 2025 at 03:40 chiều
Trong những năm qua, đào tạo trực tuyến E-Learning trở thành một giải pháp trọng điểm ở hầu hết các đơn vị giáo dục tại Việt Nam. Thực tế hiện nay, giải pháp này đang được triển khai dưới dạng các mô hình hệ thống E-Learning tổng thể. Vậy để vận hành hiệu quả, một hệ thống E-Learning bao gồm những gì? Cùng PHX Smart School tìm hiểu chi tiết những thành phần của hệ thống E-Learning trong bài viết này.
Nội dung
1. Hệ thống E-Learning bao gồm những gì?
Hệ thống E-Learning là hệ thống cho phép mô hình đào tạo trực tuyến E-Learning được triển khai, giúp học sinh, giáo viên, nhà trường có thể tổ chức lớp học Online một cách dễ dàng và tiện lợi. Một hệ thống E-Learning tổng thể sẽ cần đảm bảo 5 thành phần cốt lõi gồm có:
- Người dùng (Users)
- Cơ sở dữ liệu (Database)
- Hệ thống quản lý học tập (LMS)
- Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS)
- Phần mềm thiết kế bài giảng E-Learning (Authoring tools)

Đây là các thành phần thường xuất hiện trong hệ thống E-Learning được ứng dụng trong mô hình trường học phổ thông. Với trung tâm giáo dục hay doanh nghiệp, cấu trúc hệ thống sẽ có một thay đổi về cơ sở dữ liệu, phương tiện truyền thông cũng như cách thức chia sẻ nội dung đào tạo đến học viên.
Tùy vào mỗi mô hình, cấu trúc hệ thống E-Learning sẽ được tối ưu và tổ chức lại các thành phần để tinh gọn bộ máy vận hành, tập trung vào các tính năng và công cụ chuyên biệt giúp đáp ứng hiệu quả các nhu cầu của đơn vị. Và đặc biệt, bài viết này sẽ đề cập đến 5 thành phần chính trong một mô hình giáo dục điển hình đó là trường phổ thông.
1.1. Người dùng
Người dùng hệ thống E-Learning là những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình sử dụng và vận hành hệ thống. Với mỗi nhóm đối tượng, họ sẽ có quyền truy cập đến một số các tính năng và công cụ nhất định. Đồng thời, mọi người dùng cũng cần phải tuân thủ các quy chế sử dụng cũng như xác định rõ vai trò của bản thân đối với hệ thống. Điều này giúp đảm bảo hệ thống E-Learning được khai thác một cách hiệu quả và sử dụng đúng mục đích.
Trong mô hình hệ thống phổ biến, các đối tượng người dùng điển hình gồm có 3 nhóm:
- Quản trị viên: Người đóng vai trò quản lý, điều phối và đảm bảo hệ thống vận hành một cách mượt mà, thường liên quan đến các yếu tố phần mềm của hệ thống E-Learning.
- Giảng viên: Người trực tiếp thực hiện các công việc giảng dạy, tổ chức và giám sát các lớp học, học viên.
- Học viên: Người tham gia học tập và các bài đánh giá trên hệ thống E-Learning.
Ngoài những đối tượng trên, một số đơn vị hiện nay còn cho phép phụ huynh học sinh xem được các dữ liệu như kết quả học tập, chuyên cần,…Qua đó, họ được chủ động hơn trong việc nắm bắt tình hình học tập của con em mình. Đây là một ví dụ minh chứng cho khả năng phân quyền linh hoạt của hệ thống E-Learning đến mọi người dùng.
1.2. Cơ sở dữ liệu
Đây là thành phần không thể thiếu trong hầu hết các hệ thống điện tử hiện đại ngày nay. Cơ sở dữ liệu đóng vai trò trong việc tổ chức, lưu trữ và quản lý toàn bộ các thông tin dữ liệu được sử dụng trong hai phần mềm quan trọng nhất của hệ thống E-Learning là LMS và LCMS.
Vậy các lựa chọn loại hình lưu trữ trong hệ thống E-Learning bao gồm nhũng gì? Các thầy cô có thể lựa chọn môt trong số các loại hình phổ biến được liệt kê chi tiết trong bảng sau:
Loại Lưu Trữ | Khái Niệm | Ưu Điểm | Nhược Điểm |
Máy chủ cục bộ | Máy chủ vật lý được xây dựng tại chính trung tâm/phòng dữ liệu của đơn vị |
|
|
Máy chủ đám mây | Máy chủ được sử dụng công nghệ lưu trữ điện toán đám mây từ một bên thứ ba |
|
|
Máy chủ ảo | Máy chủ ảo được tách ra từ một máy chủ vật lý và hoạt động độc lập với các tính năng tương tự như máy chủ hoàn chỉnh. |
|
|
Trung tâm dữ liệu | Trung tâm dữ liệu cung cấp dịch vụ lưu trữ từ nhà cung cấp bên ngoài. |
|
|

Hiện nay, đối với một số đơn vị lớn như trường đại học hoặc trường liên cấp, nhà trường nên ưu tiên lựa chọn các mô hình đảm bảo tính bảo mật mức cao nhất như máy chủ cục bộ và trung tâm dữ liệu.
Ngược lại, các trường phổ thông được phân theo cấp học có thể lựa chọn các loại máy chủ đám mây hoặc máy chủ ảo từ chính nhà cung cấp hệ thống E-Learning cho mình. Điều này vừa giúp tận dụng được năng lực chuyên môn từ nhà cung cấp, vừa giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho hạ tầng vật lý.
1.3. Hệ thống quản lý học tập
Hệ thống quản lý học tập (LMS) được coi như “trung tâm điều hành” của hệ thống E-Learning. Nền tảng này thực hiện việc vận hành, theo dõi và quản lý toàn bộ các hoạt động đào tạo như giảng dạy, cung cấp nội dung, đánh giá kiểm tra, thảo luận,…
Hiện nay, một hệ thống quản lý học thông thường sẽ có các tính năng sau:
- Tổ chức và quản lý các khóa học, chương trình đào tạo.
- Quản lý thông tin người dùng (học viên, quản trị viên, giảng viên,…).
- Theo dõi tiến độ và hiệu suất học tập của học viên.
- Thực hiện dạy và học trực tuyến theo thời gian thực.
- Kết nối, trao đổi liên lạc giữa các đối tượng người dùng.
- Thực hiện các bài kiểm tra, đánh giá trực tuyến.
- Quản lý các thông báo, lịch học.
- Phân tích, báo cáo dữ liệu của người dùng và hệ thống.

Đây là một thành phần quan trọng giúp chuyển đổi hầu hết các hoạt động quản lý, vận hành, giám sát truyền thống sang nền tảng trực tuyến. Qua đó, các đơn vị giáo dục có thể giảm bớt đáng kể khối lượng công việc trước đây, tối ưu các nguồn lực dư thừa.
Việc lựa chọn hệ thống LMS phù hợp cũng vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển đổi số giáo dục nhà trường, giúp đảm bảo hoạt động giáo dục, giảng dạy trong trường không bị thay đổi quá nhiều sau khi triển khai E-Learning. Các thầy cô có thể tham khảo 03 bước lựa chọn hệ thống LMS phù hợp được các chuyên gia tư vấn tại PHX Smart School tổng hợp.
1.4. Hệ thống quản lý nội dung học tập
Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS) đóng vai trò quản lý và phân phối tất cả các nguồn nội dung học tập được sử dụng trong hệ thống E-Learning. Cụ thể, hệ thống này sẽ đảm nhận các nhiệm vụ bao gồm:
- Tổ chức và lưu trữ các nội dung học tập
- Cung cấp các công cụ chỉnh sửa nội dung
- Phân phối nội dung học tập
Một số các hệ thống LCMS hiện nay còn được tích hợp thêm công cụ soạn thảo bài giảng giúp đơn vị tiết kiệm chi phí vận hành. Do là nền tảng phân phối nội dung chính cho hệ thống LMS, hai hệ thống này thường được liên kết rất chặt chẽ với nhau nhằm đẩy mạnh khả năng chia sẻ dữ liệu.
1.5. Phần mềm thiết kế bài giảng E-Learning
Với việc học tập trực tuyến, học sinh có cơ hội tiếp cận đến nhiều dạng bài giảng tương tác hấp dẫn, đáp ứng chính xác mục tiêu học tập của bản thân. Điều này đã tác động trực tiếp đến sự gia tăng của các phần mềm thiết kế bài giảng E-Learning chuyên biệt hiện nay.
Các phần mềm này sẽ hỗ trợ giảng viên thiết kế các bài giảng điện tử từ dạng video, podcast đến trò chơi, bài giảng tương tác. Tùy vào mức độ phức tạp, đơn vị giáo dục có thể lựa chọn việc chủ động soạn thảo hoặc thuê nhà cung cấp ngoài để đảm bảo chất lượng đầu ra cũng như các tiêu chuẩn chung của hệ thống E-Learning.
2. Các câu hỏi thường gặp về thành phần hệ thống E-Learning
2.1. Hệ thống LMS có phải là hệ thống E-Learning không?
Nhiều người hiện nay đang nhầm lẫn hai khái niệm này là một. Tuy nhiên, khẳng định này có thể đúng trong trường hợp đơn vị chỉ triển khai hệ thống LMS để thực hiện đào tạo trực tuyến. Ví dụ như các doanh nghiệp/tập đoàn, các đơn vị này thường chỉ dùng duy nhất một hệ thống LMS để triển khai toàn bộ chương trình đào tạo nội bộ và các khóa học sẽ được mua từ tổ chức bên ngoài.
2.2. Hệ thống LCMS với hệ thống LMS có thể gộp chung thành một hệ thống không?
Hai hệ thống này có thể gộp làm một. Thực tế hiện nay cho thấy có rất nhiều cơ sở giáo dục, đặc biệt là trường học đang tích hợp hệ thống LCMS bên trong hệ thống LMS. Điều này được lý giải bởi hầu hết các chức năng của hệ thống LCMS như tổ chức, phân mục, phân phối nội dung thì hệ thống LMS cũng có thể thực hiện được. Vậy nên, để tiết kiệm chi phí, phương án này hiện đang được nhiều đơn vị giáo dục ưu tiên lựa chọn khi triển khai hệ thống E-Learning.

2.3. Tại sao nền tảng học tập trực tuyến không được coi là thành phần cốt lõi của hệ thống E-learning?
Một số nền tảng học tập trực tuyến phổ biến như Zoom, Gg Meet,… đều được phát triển tách biệt bởi một so với hệ thống E-Learning. Hơn nữa, các nền tảng này hiện nay đang sử dụng chính cho một mục đích là dạy và học trực tuyến. Do đó, đây thường được coi như một tính năng có thể cài đặt thêm cho hệ thống LMS để phục vụ hoạt động dạy và học.
2.4. Hệ thống LCMS khác gì so với hệ thống LMS?
Hai hệ thống này khác nhau ở 2 điểm chính:
Tiêu chí | Hệ thống LCMS | Hệ thống LMS |
Mục đích sử dụng | Tổ chức, quản lý và phân phối nội dung học tập | Quản lý và thực hiện công tác đào tạo trực tuyến, sử dụng nội dung học tập |
Đối tượng sử dụng | Đơn vị sản xuất nội dung học tập, quản trị viên | Quản trị viên, giảng viên, học sinh |
Về cơ bản, đây là hai hệ thống chính trong hệ thống E-Learning. Trong đó, hệ thống LCMS được thiết kế đặc thù cho những đối tượng sản xuất nội dung học tập. Ngược lại, hệ thống LMS được phát triển chuyên biệt cho các đơn vị khai thác nội dung học tập cũng như thực hiện công tác đào tạo trực tuyến.
3. Tạm kết
Bài viết này đã giúp mọi người trả lời được câu hỏi hệ thống e-learning bao gồm những gì? Tổng kết lại, một hệ thống E-Learning để hoạt động được cần đến 5 thành phần cốt lõi, trong đó quan trọng nhất là hệ thống quản lý học tập LMS. Tùy vào mô hình và yêu cầu riêng từ đơn vị, một số thành phần đặc biệt như công cụ điểm danh sẽ được tích hợp vào hệ thống.
Nếu các thầy cô và nhà trường đang có nhu cầu tham khảo về giải pháp hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning, hãy liên hệ ngay với PHX Smart School tại:
CTCP Dịch Vụ Và Giải Pháp Công Nghệ Giáo Dục PHX Smart School
- SĐT: (+84)392-601-425
- Email: khachhang@phx-smartschool.com
- Fanpage: PHX Smart School
Thạc sĩ chuyên ngành Công nghệ Giáo dục – Đại học Nam Kinh, 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Chuyển đổi số giáo dục tại Việt Nam.