04 Cấp độ chuyển đổi số trong giáo dục, chúng là gì?

Cập nhật lần cuối vào Tháng mười 3rd, 2024 at 10:18 sáng

Chuyển đổi số trong giáo dục là chủ chương đang được nhà nước Việt Nam tăng cường hỗ trợ, triển khai trong nhiều năm trở lại đây. Để có thể thuận lợi thực hiện các kế hoạch chuyển đổi số, nhà trường và các đơn vị giáo dục cần hiểu rõ và nắm bắt được 04 cấp độ chuyển đổi số trong giáo dục. Các cấp độ đó là gì? Hãy cùng PHX Smart School tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Các Cấp Độ Chuyển Đổi Số Trong Giáo Dục

Căn cứ vào Quyết định 4725/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, về “bộ chỉ số đánh giá các cấp độ chuyển đổi số trong giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên” của các cơ sở, các cấp độ dưới đây được phân tích dựa trên điều kiện thực tế tại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam nhằm đảo bảo thông tin có tính thực tiễn và chính xác cao.  

Theo đó, các cấp độ chuyển đổi số trong giáo dục trường học được đánh giá tập trung vào hai công tác chính: dạy học và quản lý trường học. Mỗi cấp độ sẽ xác định mục tiêu cần hướng đến tương ứng với từng công tác. Ngoài ra, bài viết cũng sẽ đề cập đến thách thức và giải pháp trong quá trình triển khai chuyển đổi số giáo dục

Cấp Độ 1: Xây Dựng Kế Hoạch Triển Khai

Dạy Học

Ở cấp độ này, ban lãnh đạo nhà trường sẽ tập trung xây dựng các quy chế tổ chức chi tiết cho việc triển khai dạy học trực tuyến. Các quy chế này không chỉ làm rõ quy trình, tiêu chuẩn mà còn xác định trách nhiệm của từng bên liên quan. Điều này đảm bảo mọi hoạt động diễn ra đồng bộ và thống nhất 

Ngoài ra, nhà trường cũng xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc triển khai, bao gồm lộ trình thực hiện, đào tạo giảng viên, và phát triển nội dung giảng dạy. Tất cả cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ thị và hướng dẫn từ Bộ GD&ĐT để đảm bảo sự nhất quán trong chất lượng giảng dạy giữa các cơ sở giáo dục.

Quản Lý Trường Học

Đối với công tác này, nhà trường cần ưu tiên thực hiện hai nhiệm vụ chính: thành lập bộ phận chỉ đạo chuyển đổi số và ban hành kế hoạch triển khai cụ thể cho quá trình chuyển đổi số.

Bộ phận chỉ đạo chuyển đổi số sẽ bao gồm các vị trí: trưởng dự án, phó dự án, nhân viên kỹ thuật, cùng đại diện cho giáo viên và phụ huynh. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm chỉ đạo, quản lý và triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số giáo dục cho trường.

Bên cạnh đó, bộ phận này cũng chịu trách nhiệm ban hành kế hoạch triển khai chi tiết, đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, ngân sách và mục tiêu đề ra. Họ sẽ làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp giải pháp chuyển đổi số giáo dục để xây dựng lộ trình từng bước phù hợp với mô hình vận hành hiện tại của trường.

Thách Thức

Nhiều trường học gặp khó khăn trong giai đoạn này do chưa xác định rõ các công việc cần ưu tiên và lộ trình phù hợp với điều kiện, quy mô, và mô hình hiện tại của mình. 

Nguyên nhân chủ yếu là do nhà trường thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục. Các ban lãnh đạo thường tiếp cận khái niệm này bằng cách tự tìm kiếm thông tin, nhưng điều này có thể dẫn đến vấn đề về việc phân tích và hiểu sai thông tin. Điều này dẫn đến tình trạng mất định hướng, ảnh hướng đến việc đưa ra quyết định. 

=> Giải pháp: Hợp tác với một công ty có chuyên môn, kinh nghiệm trong triển khai chuyển đổi số giáo dục cũng như lĩnh vực edtech. Những công ty này có kiến thức sâu rộng và nhiều trải nghiệm làm việc với các trường, có thể đưa ra những giải pháp mang tính chuyên sâu phù hợp với mô hình mỗi trường. 

Cấp Độ 2: Triển Khai Nền Tảng Hệ Thống

Dạy Học

Sau khi hoàn tất việc xây dựng các kế hoạch và điều kiện cần thiết, trường sẽ bắt đầu tiến hành triển khai thực tế hệ thống quản lý học tập (LMS) hoặc hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS).

Điểm khác biệt chính giữa hai hệ thống là một hệ thống tập trung vào việc quản lý quá trình học tập, trong khi hệ thống còn lại tập trung vào quản lý và phát triển nội dung học tập. Hiện nay, cả hai hệ thống này đang được gộp làm một hệ thống duy nhất để dễ dàng quản lý. 

Dù triển khai dưới hình thức nào, hệ thống cũng cần đảm bảo bốn chức năng sau:

  • Giáo viên giao bài cho học sinh tự học
  • Giáo viên trả lời các câu hỏi của học sinh
  • Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên
  • Phụ huynh học sinh tham gia vào các hoạt động học tập của học sinh

Hệ thống này cũng cần phải liên kết với các phần mềm dạy học trực tuyến được tích hợp sẵn như: Google Classroom, Zoom, Microsoft Teams,…được nhiều nhà trường hiện đang sử dụng. 

Cac-phan-mem-day-hoc-truc-tuyen-pho-bien-hien-nay
Các phần mềm dạy học trực tuyến phổ biến hiện nay

Ở bốn cấp độ trong chuyển đổi số giáo dục, đây là thời điểm mà giáo viên,học sinh được tiếp cận các phần mềm dạy học trực tuyến và đào tạo về các thao tác cơ bản lần đầu tiên. Đây là bước làm quen quan trọng, tạo thời gian để hình thành các kỹ năng số cần thiết, giúp họ hoạt động hiệu quả trong môi trường học tập số sau này.

Để quá trình xây dựng diễn ra hiệu quả, nhanh chóng, nhiều cơ sở hiện nay đang hợp tác với các đơn vị cung cấp giải pháp bên ngoài. Với chuyên môn về triển khai và vận hành hệ thống, họ có thể giúp nhà trường rút ngắn đáng kể thời gian thực hiện. Đồng thời, việc hợp tác cũng giúp giảm thiểu rủi ro, tối ưu hóa nguồn lực hiện có của trường về ngân sách, nhân lực và cơ sở hạ tầng.

Quản Lý Trường Học

Trong công tác quản lý trường học, cấp độ chuyển đổi số thứ hai là bước đệm quan trọng. Một nền tảng được phát triển bài bản và có hệ thống ngay từ đầu sẽ tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển của hệ thống trong các giai đoạn tiếp theo.

Theo Quyết định từ Bộ, hệ thống quản lý trường học cần đảm bảo một số các tiêu chí cơ bản sau:

  • Triển khai phân hệ quản lý học tập (quản lý hồ sơ, kết quả học tập)
  • Triển khai sổ điểm điện tử, học bạ điện tử
  • Triển khai phân hệ quản lý đội ngũ CBVCNV
  • Triển khai phân hệ quản lý cơ sở vật chất
  • Triển khai phân hệ quản lý thông tin y tế trường học, quản lý thông tin về sức khỏe học sinh
  • Triển khai phân hệ quản lý kế toán
  • Kết nối và trao đổi đầy đủ dữ liệu với CSDL ngành (do Bộ quản lý)

Ngoài ra, hệ thống quản lý vận hành trường học có thể tích hợp thêm phân hệ quản lý đào tạo, vì quản lý đào tạo là một trong công tác quản lý của trường. Việc đồng bộ hóa và hệ thống hóa nghiệp vụ trong trường là nhiệm vụ nên được ưu tiên hàng đầu khi xây dựng một hệ thống quản lý trường học toàn diện. 

Để hệ thống được vận hành hiệu quả, nhà trường được yêu cầu về việc ban hành một bộ quy chế trong quá trình sử dụng . Trong đó bao gồm các mục:

  • Thiết lập các chính sách, quy chuẩn trong việc sử dụng
  • Xây dựng hệ thống truy cập và phân quyền chuyên biệt về các phòng ban, nhân sự chuyên môn
  • Ban hành các quy định về tài khoản người dùng
  • Ban hành các chính sách về bảo mật và an toàn thông tin
  • Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan

Thách Thức

Việc triển khai nhiều hệ thống cùng một lúc ngay từ giai đoạn đầu có thể dẫn đến vấn đề thiếu hụt ngân sách. Hiện nay, không nhiều trường có đủ tiềm lực tài chính và cơ sở hạ tầng sẵn có để thực hiện một cách tổng thể ngay từ ban đầu.

=> Giải pháp 1: Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chương trình chính phủ, quỹ đầu tư hoặc các đối tác công nghệ. 

=> Giải pháp 2: Áp dụng mô hình triển khai theo giai đoạn, ưu tiên đầu tư vào các hệ thống cốt lõi trước. Tìm kiếm các giải pháp phần mềm mã nguồn mở hoặc chi phí thấp, với điều khoản thanh toán linh hoạt, có nhiều ưu đãi cho các trường học mới lần đầu sử dụng. 

Khó khăn khi chuyển đổi từ các mô hình quản lý truyền thống sang hệ thống số hóa cũng là vấn đề cần lưu ý. Quá trình chuyển đổi dữ liệu, thay đổi quy trình và hình thành thói quen mới có thể mất nhiều thời gian và gặp phải sự phản đối từ người dùng.

Giải pháp: Thực hiện chuyển đổi từng bước, kết hợp việc sử dụng song song hệ thống cũ và mới trong giai đoạn đầu để giảm thiểu gián đoạn. Tổ chức các buổi đào tạo và thử nghiệm hệ thống trước khi triển khai chính thức để đảm bảo mọi đối tượng người dùng có thời gian làm quen và thoải mái với hệ thống mới.

Cấp Độ 3: Hoàn Thiện Mô Hình Trường Học Số

Dạy Học

Công tác dạy học ở cấp độ ba sẽ tập trung chuyển đổi dần các bài giảng, học liệu sang định dạng số. 

Nhà trường sẽ tiến hành số hóa và đóng gói các bài giảng trực tiếp thành video hoặc bài giảng SCORM, đảm bảo tỷ lệ chuyển đổi theo đúng quy định của Bộ. Các bài giảng này có thể tái sử dụng nhiều lần hoặc chia sẻ giữa nhiều cơ sở giáo dục. 

Song song với đó, nhà trường sẽ số hóa các tài liệu và học liệu thành dạng văn bản điện tử. Việc tiêu chuẩn cao như hiện nay, các văn bản điện tử cần bảo đảm độ chính xác, hình ảnh chất lượng cao, có thể chuyển đổi dưới nhiều định dạng khác nhau tùy mục đích sử dụng/   

Ngoài công tác số hóa, việc tổ chức thi, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập thông qua các phòng máy tính cũng cần được chú trọng. Các phần mềm máy tính đòi hỏi khả năng kết nối và trao đổi dữ liệu với hệ thống quản lý trường học, giúp tối ưu hoạt động truy xuất dữ liệu.

chuyen-doi-so-giao-duc-trong-mo-hinh-truong-hoc-so
Chuyển đổi số giáo dục trong mô hình trường học số

Hoạt động đào tạo và nâng cao kỹ năng số cho giáo viên và nhân viên sẽ tiếp tục được triển khai song song với các nhiệm vụ khác. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp nhà trường rút ngắn thời gian trong cấp độ ba, tiến tới hoàn thiện mô hình trường học số.

Quản Lý Trường Học

Giống như công tác dạy học, công tác quản lý trường học vẫn sẽ duy trì và nâng cao hiệu quả vận hành các phân hệ cũ, đồng thời hoàn thiện bộ máy quản lý trường học với các phân hệ mới về dịch vụ trực tuyến trong trường học bao gồm:

  • Triển khai ứng dụng kết nối giữa gia đình và nhà trường (thông qua các ứng dụng OTT – Over The Top hoặc ứng dụng Web, sổ liên lạc điện tử)
  • Triển khai dịch vụ tuyển sinh đầu cấp trực tuyến
  • Triển khai dịch vụ giáo dục theo hình thức không dùng tiền mặt

Các dịch vụ này đã được số hóa trong mô hình đại học từ lâu, nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại các trường thuộc hệ phổ thông do vấn đề về chi phí.

Ở cấp độ này, đội ngũ kỹ thuật của trường cần làm việc chặt chẽ với nhà cung cấp để hoàn thiện hệ thống, tập trung duy trì chất lượng vận hành cũng như khắc phục tối đa những lỗi phần mềm còn tồn tại trong quá trình sử dụng.

Bên cạnh đó, việc đào tạo kỹ năng số và nâng cao năng lực số cần được tiến hành đồng thời và duy trì liên tục. Đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong quá trình chuyển đổi số giáo dục cho trường học.

Thách Thức

Trong cấp độ này, yếu tố con người thường là nguyên nhân khiến quá trình kéo dài hơn dự kiến. Để nhà trường tiếp tục bước sang cấp độ tiếp theo, yêu cầu năng lực số cao từ giáo viên, nhân viên và các đối tượng liên quan tham gia vào quá trình sử dụng hệ thống.

Giải pháp: Công tác tuyên truyền, thay đổi tư duy về chuyển đổi số giáo dục cần được chú trọng và tổ chức thường xuyên. Bên cạnh đó, thành lập những nhóm nhỏ hỗ trợ lẫn nhau, chủ động tự học tự thực hiện và tự học hỏi lẫn nhau. Điều này giúp cho năng lực nội bộ trong trường được cải thiện, giảm dần sự phụ thuộc vào đội ngũ chuyên viên từ phía bên ngoài. 

Cấp Độ 4: Mở Rộng Và Nâng Cấp

Dạy Học

Khi đội ngũ giáo viên đạt được một trình độ nhất định, họ sẽ được khuyến khích tự trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm cá nhân. Để hỗ trợ điều này, giáo viên sẽ được cấp tài khoản trên hệ thống bồi dưỡng giáo viên trực tuyến, giúp họ tự học và trau dồi kỹ năng qua mạng.

Ngoài ra, giáo viên cần có khả năng khai thác và sử dụng các phần mềm và công cụ để đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với từng cá nhân học sinh. Đội ngũ giáo viên cũng cần chủ động trong việc xây dựng học liệu số và bài giảng điện tử.

Với cơ sở vật chất, nhà trường sẽ đầu tư và hoàn thiện hạ tầng các thiết bị phục vụ cho chuyển đổi số dạy học, được đánh giá thông qua tỷ lệ phòng được trang bị so với tổng số phòng học. Phòng tin học sẽ được trang bị đầy đủ máy tính, đảm bảo mỗi học sinh có thể thực hành trên một máy tính. Ngoài ra, nhà trường cần xây dựng phòng studio chuyên nghiệp với máy tính và các thiết bị phụ trợ để thực hiện sản xuất học liệu số và các bài giảng điện tử.

Quản Lý Trường Học

Sau khi hoàn thiện mô hình, nhà trường chỉ cần tập trung duy trì hiệu suất của hệ thống hiện tại. Tiếp đó, ban lãnh đạo nhà trường sẽ thường xuyên cập nhật các công nghệ mới trong chuyển đổi số giáo dục được ứng dụng hiệu quả tại Việt Nam. Dựa trên đó, họ sẽ thực hiện các bước xem xét cũng như đánh giá chi tiết để chọn lựa những giải pháp phù hợp với mô hình hiện tại của trường.

Thách Thức

Sự khác biệt về công nghệ, giao diện và yêu cầu phần mềm có thể là một thách thức lớn khiến nhà trường khó khăn trong việc tích hợp giải pháp mới vào hệ thống cũ

Giải pháp: Thực hiện phân tích yêu cầu chi tiết và lập kế hoạch tích hợp rõ ràng.

Sử dụng các công cụ và phần mềm tích hợp để đảm bảo tính tương thích giữa hệ thống và giải pháp. Ngoài ra, nhà trường có thể thử nghiệm và kiểm tra tích hợp trước khi triển khai chính thức.

Một số công nghệ mới khi tích hợp vào hệ thống hiện tại có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống, gây ra một số lỗi kỹ thuật và làm giảm hiệu suất vận hành. 

Giải pháp: Lên kế hoạch nâng cấp hệ thống vào các thời điểm ít ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường như ngoài giờ hành chính. Bên cạnh đó, đội kỹ thuật của trường cần thực hiện nâng cấp từng phần và kiểm tra hiệu suất liên tục để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định. 

Tạm Kết

Chuyển đổi số trong giáo dục không phải là một quá trình đơn giản, mà là một hành trình từng bước với nhiều cấp độ khác nhau. Mỗi cấp độ chuyển đổi số trong giáo dục đều đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chiến lược phù hợp để đạt được kết quả cuối cùng. Hi vọng các chia sẻ trên sẽ giúp các nhà trường hiểu rõ và áp dụng từng cấp độ một cách hiệu quả là chìa khóa để hướng đến mô hình trường học số toàn diện.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để cùng trao đổi trực tiếp về lộ trình chuyển đổi số giáo dục. Đội ngũ chuyên viên của PHX Smart School luôn sẵn sàng hỗ trợ các nhà trường trong việc triển khai các giải pháp chuyển đổi số, phù hợp nhất với mô hình hiện tại của từng trường. 

LIÊN HỆ NGAY

SĐT: 0392 601 425 

Email: khachhang@phx-smartschool.com 

Theo dõi fanpage PHX Smart School để biết thêm các tin tức mới nhất về lĩnh vực giáo dục, công nghệ giáo dục trong và ngoài nước. 

 

Hãy đánh giá nếu bài viết hữu ích nhé!